Pháo hoa được mang lên máy bay không? Có bị coi là vật phẩm nguy hiểm không? Hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?

Cho cô hỏi, pháo hoa có được mang lên máy bay không? Có bị coi là vật phẩm nguy hiểm không? Trong trường hợp mang pháo hoa lên máy bay thì hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền? Có những quy định cấm gì về pháo hoa? Câu hỏi được gửi từ cô D (Khánh Hòa).

Pháo hoa được mang lên máy bay không? Có bị coi là vật phẩm nguy hiểm không?

Căn cứ theo quy định tại Mục 2 Danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm, hạn chế mang vào khu vực hạn chế, mang lên tàu bay ban hành kèm theo Quyết định 1541/QĐ-CHK năm 2021 quy định danh mục vật phẩm nguy hiểm bị cấm mang trong hành lý ký gửi khi lên máy bay, cụ thể như sau:

(1) Đạn

Trừ trường hợp được người khai thác tàu bay chấp nhận vận chuyển trong hành lý ký gửi theo các điều kiện cụ thể mà pháp luật quy định

(2) Các loại kíp nổ

(3) Các loại ngòi nổ, dây cháy chậm

(4) Mìn, lựu đạn, thiết bị nổ quân dụng khác

(5) Các loại pháo như pháo nổ, pháo hoa nổ, pháo hoa, pháo bông, pháo sáng, pháo hiệu và thuốc pháo

(6) Đạn khói, quả tạo khói

(7) Các loại thuốc nổ, thuốc súng, chất nổ dẻo

(8) Xăng, dầu, nhiên liệu nạp cho bật lửa, diêm không an toàn (quẹt đâu cũng cháy), ôxy lỏng.

Như vậy, pháo hoa thuộc danh mục vật phẩm nguy hiểm bị cấm mang trong hành lý ký gửi khi mang lên máy bay

Và pháo hoa cũng thuộc danh mục những vật phẩm nguy hiểm bị cấm mang trong hành lý xách tay khi đi mang lên máy bay theo Căn cứ Mục 1 Danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm, hạn chế mang vào khu vực hạn chế, mang lên tàu bay ban hành kèm theo Quyết định 1541/QĐ-CHK năm 2021.

mang pháo hoa lên máy bay có được không?

Mang pháo hoa lên máy bay có thể bị xử phạt như thế nào? (Hình từ internet)

Hành vi mang pháo hoa, vật phẩm nguy hiểm lên máy bay có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?

Căn cứ điểm đ khoản 6 Điều 26 Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; trên chuyến bay; tại nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không như sau:

Vi phạm quy định về an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; trên chuyến bay; tại nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không
...
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đến 15.000.000 đồng (mười lăm triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
đ) Đưa vật phẩm nguy hiểm lên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
...

Như vậy, người nào có hành vi đem vật phẩm nguy hiểm bị cấm mang lên máy bay nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức phạt trên đây là mức phạt áp dụng với cá nhân vi phạm. Đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 162/2018/NĐ-CP)

Có những quy định cấm gì về pháo hoa?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về các hành vi bị cấm như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.
2. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.
3. Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
4. Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.
6. Chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép về pháo.
7. Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.
8. Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức.
9. Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo, thuốc pháo.

Như vậy, việc mua bán, mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ là hành vi bị nghiêm cấm.

Do đó, pháo hoa sẽ không được mang lên máy bay vì an ninh hàng không, an toàn hàng không và vì mang pháo hoa trái phép ra, vào lãnh thổ Việt Nam là hành vi bị nghiêm cấm. Cá nhân cố thì vi phạm có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,245 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào