Phân tích và dự báo, cảnh báo không khí lạnh trên cơ sở hệ thống các chỉ tiêu dự báo trước bao nhiêu giờ?
Phân tích và dự báo, cảnh báo không khí lạnh trên cơ sở hệ thống các chỉ tiêu dự báo trước bao nhiêu giờ?
Các phương án dự báo, cảnh báo không khí lạnh theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Thông tư 25/2022/TT-BTNMT (Có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) như sau:
Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo không khí lạnh và rét đậm, rét hại, băng giá, sương muối
...
3. Thực hiện các phương án dự báo, cảnh báo
a) Các phương án được sử dụng trong dự báo, cảnh báo không khí lạnh và rét đậm, rét hại, băng giá, sương muối tại hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia: Phương án dựa trên phương pháp thống kê; phương án dựa trên phương pháp mô hình số trị (đơn lẻ và tổ hợp); phương án phân tích kinh nghiệm của dự báo viên căn cứ vào các kết quả dự báo thống kê, dự báo mô hình số trị; phương án dựa trên cơ sở các phương pháp khác (nếu có);
b) Căn cứ vào điều kiện cụ thể, tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia tự quy định việc sử dụng các phương án dự báo, cảnh báo cho phù hợp.
...
Theo đó, các phương án được sử dụng trong dự báo, cảnh báo không khí lạnh tại hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia:
- Phương án dựa trên phương pháp thống kê;
- Phương án dựa trên phương pháp mô hình số trị (đơn lẻ và tổ hợp);
- Phương án phân tích kinh nghiệm của dự báo viên căn cứ vào các kết quả dự báo thống kê, dự báo mô hình số trị;
- Phương án dựa trên cơ sở các phương pháp khác (nếu có);
Căn cứ vào điều kiện cụ thể, tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia tự quy định việc sử dụng các phương án dự báo, cảnh báo cho phù hợp.
Tuy nhiên, quy định hiện nay không còn quy định về việc phân tích và dự báo, cảnh báo không khí lạnh trên cơ sở hệ thống các chỉ tiêu dự báo trước bao nhiêu giờ mà chỉ quy định các phương án được sử dụng trong dự báo, cảnh báo không khí lạnh.
Trước đây, theo khoản 3 Điều 17 Thông tư 41/2016/TT-BTNMT, về việc thực hiện các phương án dự báo, cảnh báo không khí lạnh có quy định như sau:
Quy trình kỹ thuật
...
3. Thực hiện các phương án dự báo, cảnh báo không khí lạnh
a) Các phương án thường được sử dụng trong dự báo, cảnh báo không khí lạnh và các hiện tượng nguy hiểm kèm theo bao gồm:
a1) Phân tích và dự báo, cảnh báo không khí lạnh, rét đậm, rét hại, băng giá, sương muối trên cơ sở hệ thống các chỉ tiêu dự báo trước 48 giờ, trước 24 giờ và trước 12 giờ;
a2) Phân tích và dự báo, cảnh báo không khí lạnh, rét đậm, rét hại, băng giá, sương muối trên cơ sở các sản phẩm số trị;
a3) Các phương án dự báo, cảnh báo hiện tượng mưa lớn diện rộng kèm theo được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này.
a4) Các phương án dự báo, cảnh báo hiện tượng sóng lớn kèm theo được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Thông tư này.
b) Các phương án dự báo, cảnh báo không khí lạnh được sử dụng tại hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia do Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia quy định.
c) Căn cứ vào điều kiện cụ thể, tổ chức, cá nhân hoạt động dự báo, cảnh báo không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia tự quy định việc sử dụng các phương án dự báo, cảnh báo cho phù hợp.
Theo đó, phân tích và dự báo, cảnh báo không khí lạnh, rét đậm, rét hại, băng giá, sương muối trên cơ sở hệ thống các chỉ tiêu dự báo trước 48 giờ, trước 24 giờ và trước 12 giờ.
Dự báo, cảnh báo không khí lạnh (hình từ Internet)
Nội dung bản tin dự báo, cảnh báo không khí lạnh phải đảm bảo có các thông tin gì?
Nội dung bản tin dự báo, cảnh báo không khí lạnh phải đảm bảo có các thông tin theo quy định tại khoản 5 Điều 17 Thông tư 25/2022/TT-BTNMT (Có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) cụ thể dưới đây:
Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo không khí lạnh và rét đậm, rét hại, băng giá, sương muối
...
5. Xây dựng bản tin dự báo, cảnh báo
a) Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia: Xây dựng và ban hành bản tin dự báo, cảnh báo rét hại, sương muối theo quy định tại khoản 2 Điều 23 và khoản 2 Điều 24 Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg; xây dựng và ban hành bản tin dự báo, cảnh báo không khí lạnh và rét đậm, băng giá gồm:
Tin gió mùa Đông Bắc được ban hành khi phát hiện gió mùa Đông Bắc có cường độ trung bình trở lên; tin gió mùa Đông Bắc và rét được ban hành khi phát hiện gió mùa Đông Bắc có cường độ trung bình trở lên và khả năng gây rét đậm diện rộng; tin không khí lạnh tăng cường được ban hành khi phát hiện không khí lạnh tăng cường có cường độ trung bình trở lên; tin không khí lạnh tăng cường và rét được ban hành khi phát hiện không khí lạnh tăng cường có cường độ trung bình trở lên và khả năng gây rét đậm diện rộng; diễn biến không khí lạnh trong thời gian đã qua đến hiện tại về cường độ, hướng và tốc độ di chuyển, biến đổi thời tiết (tốc độ gió, nhiệt độ, mưa); dự báo không khí lạnh trong 24 đến 48 giờ tới về sự di chuyển, thời điểm ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng và phạm vi ảnh hưởng, dự báo diễn biến thời tiết về nhiệt độ thấp nhất, gió mạnh, gió giật tại một khu vực cụ thể trên đất liền và gió mạnh, gió giật, sóng lớn tại một vùng biển cụ thể (nếu có), khả năng xuất hiện rét đậm, rét hại, băng giá, sương muối, mưa tuyết, dông, sét, tố, lốc, mưa đá, mưa lớn đi kèm, khả năng tác động đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế - xã hội; thời gian ban hành bản tin, thời gian ban hành bản tin tiếp theo; tên và chữ ký của người chịu trách nhiệm ban hành tin;
b) Căn cứ yêu cầu thực tế, tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia tự quy định nội dung bản tin cho phù hợp.
...
Trước đây, căn cứ khoản 5 Điều 17 Thông tư 41/2016/TT-BTNMT (Hết hiệu lực từ ngày 15/03/2023) quy định về nội dung bản tin dự báo, cảnh báo không khí lạnh như sau:
- Tiêu đề bản tin;
- Diễn biến không khí lạnh trong thời gian đã qua đến hiện tại về cường độ, hướng và tốc độ di chuyển, biến đổi thời tiết (tốc độ gió, nhiệt độ, mưa);
- Dự báo không khí lạnh trong 24 đến 48 giờ tới về sự di chuyển, mức độ ảnh hưởng và phạm vi ảnh hưởng, dự báo diễn biến thời tiết về nhiệt độ, gió mạnh, mưa lớn diện rộng, khả năng xuất hiện rét đậm, rét hại, băng giá, sương muối và sóng lớn ở khu vực không khí lạnh đã ảnh hưởng cũng như sắp ảnh hưởng;
- Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, rét hại, sương muối và gió mạnh trên biển được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Quyết định 44/2014/QĐ-TTg, Điều 8 Quyết định 44/2014/QĐ-TTg và Điều 15 Quyết định 44/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;
- Thời gian thực hiện bản tin; thời gian ban hành bản tin tiếp theo.
* Lưu ý: Quyết định 44/2014/QĐ-TTg đã hết hiệu lực và thay thế bằng Quyết định 18/2021/QĐ-TTg.
Điều 5 Quyết định 44/2014/QĐ-TTg, Điều 8 Quyết định 44/2014/QĐ-TTg và Điều 15 Quyết định 44/2014/QĐ-TTg được thay thế bằng Điều 44 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg, Điều 50 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg và Điều 53 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg.
Các bản tin dự báo, cảnh báo không khí lạnh được cung cấp như thế nào?
Các bản tin dự báo, cảnh báo không khí lạnh được cung cấp theo quy định tại khoản 6 Điều 17 Thông tư 25/2022/TT-BTNMT (Có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) cụ thể dưới đây:
Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo không khí lạnh và rét đậm, rét hại, băng giá, sương muối
...
6. Cung cấp bản tin dự báo, cảnh báo
a) Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia cung cấp các bản tin dự báo, cảnh báo không khí lạnh, rét đậm, rét hại, băng giá, sương muối theo quy định tại Điều 34 Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg;
b) Tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia tự quy định danh sách các địa chỉ được cung cấp bản tin cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
...
Theo đó, hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia cung cấp các bản tin dự báo, cảnh báo không khí lạnh theo quy định tại Điều 34 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg;
Tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia tự quy định danh sách các địa chỉ được cung cấp bản tin cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
Tại khoản 6 Điều 17 Thông tư 41/2016/TT-BTNMT (Hết hiệu lực từ ngày 15/03/2023) quy định về cung cấp bản tin dự báo, cảnh báo không khí lạnh như sau:
Quy trình kỹ thuật
...
6. Cung cấp bản tin dự báo, cảnh báo không khí lạnh
a) Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia
Các bản tin dự báo, cảnh báo không khí lạnh được cung cấp theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai.
b) Tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia tự quy định danh sách các địa chỉ được cung bản tin cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
Theo đó, các bản tin dự báo, cảnh báo mưa lớn diện rộng được cung cấp theo quy định tại Điều 24 Quyết định 46/2014/QĐ-TTg và Điều 25 Quyết định 46/2014/QĐ-TTg.
(Nhưng hiện nay Quyết định 44/2014/QĐ-TTg đã hết hiệu lực và thay thế bằng Quyết định 18/2021/QĐ-TTg).
Cụ thể Điều 24 Quyết định 46/2014/QĐ-TTg và Điều 25 Quyết định 46/2014/QĐ-TTg được thay thế bằng Điều 34 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg và Điều 35 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định về cung cấp tin về thiên tai; thời gian và phương thức cung cấp tin về thiên tai như sau:
Điều 34. Cung cấp tin về thiên tai
Cơ quan, tổ chức ban hành bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai quy định tại Điều 6 Quyết định này có trách nhiệm cung cấp bản tin cho các cơ quan, tổ chức được quy định tại Phụ lục IV Quyết định này.
Điều 35. Thời gian và phương thức cung cấp tin về thiên tai
1. Bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai được cung cấp cho các cơ quan, tổ chức quy định tại Phụ lục IV Quyết định này trong thời gian chậm nhất là 15 phút kể từ thời điểm hoàn thành bản tin dự báo, cảnh báo gần nhất.
2. Bản tin động đất, tin cảnh báo sóng thần được cung cấp ngay sau khi hoàn thành cho các cơ quan, tổ chức quy định tại Phụ lục IV Quyết định này.
3. Phương thức cung cấp tin về thiên tai
a) Hệ thống thông tin công cộng, bao gồm: mạng viễn thông cố định mặt đất, mạng viễn thông di động mặt đất, mạng bưu chính công cộng, mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, quốc phòng, an ninh, hệ thống phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương;
b) Hệ thống thông tin chuyên dùng, bao gồm: hệ thống đường dây nóng phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai; hệ thống thông tin, liên lạc, phát thanh chuyên dùng của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; hệ thống thông tin liên lạc của Bộ đội Biên phòng; hệ thống thông tin cảnh báo sóng thần, kết hợp cảnh báo thiên tai khác; hệ thống dịch vụ thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng, chống thiên tai của các doanh nghiệp viễn thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.