Phân loại gỗ dán chậm cháy thế nào? Cấp chất lượng ngoại quan của gỗ dán chậm cháy được yêu cầu kỹ thuật như thế nào?

Cho tôi hỏi phân loại gỗ dán chậm cháy thế nào? Cấp chất lượng ngoại quan của gỗ dán chậm được yêu cầu kỹ thuật như thế nào? Kiểm tra sản phẩm gỗ dán chậm cháy được thực hiện thế nào? Câu hỏi của chị Loan (Lâm Đồng).

Phân loại gỗ dán chậm cháy thế nào?

Căn cứ theo Mục 3 và Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11351:2016 về Gỗ dán chậm cháy có nêu:

Gỗ dán chậm cháy được căn cứ vào tình trạng bề mặt của nó mà được phân ra thành 2 loại là gỗ dán chậm cháy thông dụng và gỗ dán được dán mặt bằng ván mỏng chậm cháy. Trong đó:

- Gỗ dán chậm cháy thông dụng (difficult flammability general plywood)

Loại gỗ dán thông dụng sau khi được xử lý chậm cháy để tính năng cháy của nó phù hợp với yêu cầu.

- Gỗ dán được dán phủ mặt bằng ván mỏng chậm cháy (difficult flammability decorative veneered plywood)

Loại gỗ dán được dán phủ bề mặt bằng ván mỏng đã qua xử lý chậm cháy để tính năng cháy của nó phù hợp với yêu cầu.

Phân loại gỗ dán chậm cháy thế nào?

Phân loại gỗ dán chậm cháy thế nào? (Hình từ Internet)

Cấp chất lượng ngoại quan của gỗ dán chậm cháy được yêu cầu kỹ thuật như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11351:2016 thì cấp chất lượng ngoại quan của gỗ dán chậm cháy được yêu cầu như sau:

- Các khuyết tật cho phép về chất lượng ngoại quan phải phù hợp với những quy định tương ứng trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7755:2007 về ván gỗ dán (đã hết hiệu lực và chưa có tiêu chuẩn thay thế).

- Yêu cầu các vết ghép nối trên lớp mặt của các loại gỗ dán chậm cháy thông dụng phải phù hợp với những quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7755:2007.

- Các vết vá của gỗ dán chậm cháy thông dụng phải phù hợp theo các quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7755:2007.

- Mức độ thấm của dung dịch chất chậm cháy trên bề mặt của gỗ dán chậm cháy phải phù hợp với quy định trong bảng 1.

bảng 1

Kiểm tra sản phẩm gỗ dán chậm cháy được thực hiện thế nào?

Tại Phụ lục tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11351:2016 có hướng dẫn để tham khảo thực hiện kiểm tra sản phẩm gỗ dán chậm cháy như sau:

(1) Phân loại kiểm tra và hạng mục kiểm tra

Kiểm tra sản phẩm gỗ dán chậm cháy được phân thành 2 loại là kiểm tra theo yêu cầu và kiểm tra xuất xưởng.

- Kiểm tra theo yêu cầu

Kiểm tra theo yêu cầu sản phẩm gỗ dán chậm cháy bao gồm thí nghiệm kiểm tra về cấp chất lượng ngoại quan, kích thước, tính chất vật lý, cơ học và tính năng cháy của ván. Đối với ván dán được dán phủ bề mặt bằng ván mỏng chậm cháy thì kiểm tra theo yêu cầu còn phải bao gồm cả việc kiểm tra về tính chất vật lý, cơ học của lớp ván dán nền.

Khi xuất hiện một trong những tình huống sau thì cần phải tiến hành kiểm tra theo yêu cầu:

+ Khi sản xuất bình thường thì mỗi nửa năm cần tiến hành kiểm tra 1 lần;

+ Khi có sự thay đổi lớn về nguyên vật liệu và công nghệ sản xuất mà có khả năng ảnh hưởng đến tính chất của sản phẩm;

+ Khôi phục sản xuất sau khi dừng một thời gian dài;

+ Khi các cơ quan kiểm định chất lượng quốc gia yêu cầu.

- Kiểm tra xuất xưởng

Khi sản phẩm gỗ dán chậm cháy xuất xưởng, giao hàng cần tiến hành kiểm tra các hạng mục sau:

+ Cấp chất lượng ngoại quan;

+ Kích thước;

+ Tính chất vật lý, cơ học.

(2) Phương án rút mẫu và quy tắc phán định kết quả

- Phương án rút mẫu và quy tắc phán định kết quả khi kiểm tra kích thước, cấp chất lượng ngoại quan, tính chất vật lý, cơ học của gỗ dán chậm cháy được dựa theo những quy định trong tiêu chuẩn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7755:2007.

- Phương án rút mẫu và quy tắc phán định kết quả khi kiểm tra kích thước, cấp chất lượng ngoại quan, tính chất vật lý, cơ học của ván dán được dán phủ mặt bằng ván mỏng chậm cháy dựa theo những quy định trong tiêu chuẩn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7755:2007.

- Mẫu thí nghiệm khả năng cháy của gỗ dán chậm cháy được rút ngẫu nhiên từ lô sản phẩm khi giao hàng (ít nhất 50 tấm), kết quả được dựa vào mục 5.7 để phán định. Nếu lần kiểm tra sơ bộ không hợp quy cách thì cho phép kiểm tra lại lần 2 với số mẫu gấp đôi; Nếu lần kiểm tra thứ 2 toàn bộ số lượng hợp quy cách thì hạng mục này được pháp đoán là hợp quy cách, ngược lại thì được phán định là không hợp quy cách.

(3) Phán định kết quả tổng hợp

Khi tất cả các kết quả kiểm tra về khả năng cháy, cấp chất lượng ngoại quan, kích thước, tính chất vật lý, cơ học đều phù hợp quy cách thì lô sản phẩm này được phán định là hợp quy cách, ngược lại được phán định là không hợp quy cách. Trong điều kiện kiểm tra khả năng cháy hợp quy cách, có thể tiến hành giảm cấp chất lượng hoặc giảm loại hình đối với các sản phẩm không phù hợp quy cách.

(4) Báo cáo kiểm tra

Báo cáo kiểm tra phải bao gồm tối thiểu những nội dung sau:

- Tiêu chuẩn làm căn cứ cho quá trình kiểm tra;

- Toàn bộ chi tiết của sản phẩm bị kiểm tra;

- Kết quả kiểm tra;

- Ngày kiểm tra, người kiểm tra và đơn vị kiểm tra.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,427 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào