Phân loại chợ được thực hiện như thế nào? Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền thực hiện chỉ đạo công bố việc phân loại chợ?

Theo quy định hiện nay thì phân loại chợ được thực hiện như thế nào? Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền thực hiện chỉ đạo công bố việc phân loại chợ? Nội dung của Kế hoạch phát triển chợ được thực hiện như thế nào?

Phân loại chợ được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định về việc phân loại chợ như sau:

(1) Phân loại chợ theo phương thức kinh doanh:

- Chợ đầu mối là chợ có công năng sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 60/2024/NĐ-CP và đáp ứng các tiêu chí sau đây:

+ Quy mô (diện tích): Diện tích mặt bằng đất nền chợ tối thiểu là 10.000 m2 không kể diện tích dành cho khuôn viên, đường đi, bãi đỗ xe và các công trình phụ trợ khác.

+ Vị trí: kết nối với các loại hình giao thông, thuận lợi cho lưu thông hàng hóa.

+ Hạng mục công trình bao gồm:

++ Các công trình thiết yếu: bãi giữ xe, hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải, địa điểm tập kết phế thải, phế liệu, khu vệ sinh và kho, bãi xe tập kết hàng hóa;

++ Các hạng mục yêu cầu kỹ thuật: phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định của pháp luật;

++ Các hạng mục khu vực chính: khu kinh doanh hàng hóa theo từng phân khu ngành hàng (gồm khu vực bán buôn và khu vực bán lẻ);

++ Khu trụ sở văn phòng;

++ Khu kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch (hàng hóa có nguồn gốc động vật, thực vật được xuất khẩu, nhập khẩu), truy xuất và quản lý chất lượng;

++ Khu vực phân loại và sơ chế, gia công, bao bì, đóng gói hàng hóa;

++ Kho bãi tập kết giao, nhận hàng hóa;

++ Khu dịch vụ hỗ trợ các dịch vụ thiết yếu và khu vực bốc, xếp hàng hóa dành cho xe tải và Container.

++ Đối với những chợ đầu mối đã được đầu tư, xây dựng và đang hoạt động trước khi Nghị định 60/2024/NĐ-CP có hiệu lực được tiếp tục hoạt động theo dự án đầu tư.

- Chợ dân sinh là chợ có mục đích, công năng phục vụ quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 60/2024/NĐ-CP.

(2) Phân loại chợ theo quy mô:

- Chợ hạng 1:

+ Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố theo quy hoạch;

+ Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ;

+ Tổ chức các hoạt động tối thiểu như trông giữ xe, vệ sinh công cộng và các hoạt động khác.

- Chợ hạng 2:

+ Là chợ có từ 200 điểm kinh doanh đến 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch;

+ Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ;

+ Tổ chức các hoạt động tối thiểu như trông giữ xe, vệ sinh công cộng và các hoạt động khác.

- Chợ hạng 3:

+ Là chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc chưa được đầu tư xây dựng kiên cố, bán kiên cố;

+ Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ;

+ Tổ chức các hoạt động tối thiểu như vệ sinh công cộng.

(3) Phân loại chợ theo nguồn vốn:

- Chợ được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước:

+ Việc đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh tại chợ thực hiện theo quy định tại Chương II, Chương III Nghị định 60/2024/NĐ-CP và các quy định pháp luật có liên quan;

+ Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ do Nhà nước đầu tư, quản lý thực hiện theo quy định tại Chương IV Nghị định 60/2024/NĐ-CP.

- Chợ được đầu tư từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước (gồm các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật):

+ Việc đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh tại chợ thực hiện theo quy định tại Chương II, Chương III Nghị định 60/2024/NĐ-CP và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Phân loại chợ được thực hiện như thế nào? Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền thực hiện chỉ đạo công bố việc phân loại chợ?

Phân loại chợ được thực hiện như thế nào? Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền thực hiện chỉ đạo công bố việc phân loại chợ? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền thực hiện chỉ đạo công bố việc phân loại chợ?

Căn cứ theo điểm a khoản 8 Điều 38 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Trách nhiệm thi hành
...
8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Phân cấp quản lý chợ trên địa bàn tỉnh cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và các quy định hiện hành; chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện rà soát, công bố việc phân hạng, phân loại chợ;
b) Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách, biện pháp và giải pháp nhằm huy động, khai thác các nguồn lực để phát triển mạng lưới chợ;
c) Quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xóa bỏ điểm kinh doanh tự phát;
d) Rà soát, nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển chợ đêm, chợ cộng đồng, chợ có giá trị di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan kiến trúc trên địa bàn theo quy định;
đ) Ban hành quy trình chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ với các nội dung chính theo Phụ lục II Nghị định này;
e) Chỉ đạo rà soát tài sản kết cấu hạ tầng chợ do Nhà nước đầu tư, quản lý;
g) Chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật và chính sách về phát triển, quản lý chợ.
9. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện rà soát, công bố việc phân hạng, phân loại chợ.

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phân cấp quản lý chợ trên địa bàn tỉnh cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và các quy định hiện hành.

Nội dung của Kế hoạch phát triển chợ được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định về nội dung chủ yếu của Kế hoạch phát triển chợ bao gồm:

- Căn cứ pháp lý, sự cần thiết xây dựng;

- Mục tiêu;

- Nhiệm vụ, giải pháp;

- Phương án phát triển chợ (đầu tư xây dựng, phát triển, mở rộng, cải tạo chợ và các nội dung khác có liên quan);

- Tổ chức thực hiện.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

380 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào