Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển là gì? Tàu cá, tàu biển hoạt động trái phép tại phân khu này có vi phạm pháp luật không?

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển là gì? Tàu cá, tàu biển hoạt động trái phép tại khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển có vi phạm pháp luật không? Hoạt động được thực hiện trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển là gì? Câu hỏi của anh Tú đến từ Nha Trang.

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển là gì?

Căn cứ khoản 8 Điều 3 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển là vùng biển, đảo, quần đảo, ven biển được xác định để bảo toàn nguyên vẹn, giữ nguyên hiện trạng và theo dõi diễn biến tự nhiên của các loài động vật, thực vật thủy sinh và các hệ sinh thái tự nhiên trên biển.

Theo đó, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển bao gồm các vùng được xác định để bảo toàn nguyên vẹn, giữ nguyên hiện trạng và theo dõi diễn biến tự nhiên của các loài động vật, thực vật thủy sinh và các hệ sinh thái tự nhiên trên biển, cụ thể gồm:

- Vùng biển

- Vùng đảo

- Quần đảo;

- Vùng ven biển.

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển (hình từ Internet)

Hoạt động được thực hiện trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển là gì?

Căn cứ Điều 10 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Quản lý hoạt động trong khu bảo tồn biển và vùng đệm
1. Hoạt động được thực hiện trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt bao gồm:
a) Thả phao đánh dấu ranh giới vùng biển;
b) Điều tra, nghiên cứu khoa học sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và chịu sự giám sát của Ban quản lý khu bảo tồn biển;
c) Tuyên truyền, giáo dục môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
2. Hoạt động được thực hiện trong phân khu phục hồi sinh thái bao gồm:
a) Hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Phục hồi, tái tạo các loài động vật, thực vật thủy sinh, hệ sinh thái biển;
c) Hoạt động du lịch sinh thái nhưng không gây tổn hại đến nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái biển;
d) Tàu cá, tàu biển và phương tiện thủy khác được đi qua không gây hại.
3. Hoạt động được thực hiện trong phân khu dịch vụ - hành chính bao gồm:
a) Hoạt động quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản;
c) Tổ chức hoạt động dịch vụ, du lịch sinh thái;
d) Xây dựng công trình hạ tầng phục vụ hoạt động của Ban quản lý khu bảo tồn biển; công trình phục vụ du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản.
4. Hoạt động được thực hiện trong vùng đệm bao gồm:
a) Hoạt động quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Xây dựng công trình cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
5. Các hoạt động trong khu bảo tồn biển được quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan và Quy chế quản lý khu bảo tồn biển.

Theo quy định này, hoạt động được thực hiện trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển bao gồm các hoạt động sau:

(1) Thả phao đánh dấu ranh giới vùng biển;

(2) Điều tra, nghiên cứu khoa học sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và chịu sự giám sát của Ban quản lý khu bảo tồn biển;

(3) Tuyên truyền, giáo dục môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Tàu cá, tàu biển hoạt động trái phép tại khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển có vi phạm pháp luật không?

Căn cứ khoản 5 Điều 7 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản
...
5. Tàu cá, tàu biển và phương tiện thủy khác hoạt động trái phép trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển, trừ trường hợp bất khả kháng.

Chiếu theo quy định này, tàu cá, tàu biển hoạt động trái phép tại khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển là vi phạm pháp luật trừ trường hợp bất khả kháng.

Theo đó, sự kiện bất khả kháng được quy định tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
...
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;

Tóm lại, tàu cá, tàu biển hoạt động trái phép tại khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển là vi phạm pháp luật.

Trừ trường hợp việc vi phạm này xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,557 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào