Phân hữu cơ là gì? Điều kiện để cá nhân sản xuất phân hữu cơ được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón?

Xin hỏi, điều kiện để cá nhân sản xuất phân hữu cơ được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón như thế nào? Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón cần những gì? Câu hỏi của anh Q.P (Lâm Đồng).

Phân hữu cơ là gì?

Phân hữu cơ được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 84/2019/NĐ-CP như sau:

Nhóm phân bón hữu cơ gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp), được xử lý thông qua quá trình vật lý (làm khô, nghiền, sàng, phối trộn, làm ẩm) hoặc sinh học (ủ, lên men, chiết) và tùy theo thành phần, chức năng của các chỉ tiêu chất lượng chính hoặc quá trình sản xuất được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Theo đó, phân hữu cơ là phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp), được xử lý thông qua quá trình vật lý (làm khô, nghiền, sàng, phối trộn, làm ẩm) hoặc sinh học (ủ, lên men, chiết) và tùy theo thành phần, chức năng của các chỉ tiêu chất lượng chính hoặc quá trình sản xuất được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Phân hữu cơ

Phân hữu cơ (Hình từ Internet)

Cá nhân sản xuất phân hữu cơ để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón cần những điều kiện gì?

Sản xuất phân bón là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động phối trộn, pha chế, nghiền, sàng, sơ chế, ủ, lên men, chiết xuất, tái chế, làm khô, làm ẩm, tạo hạt, đóng gói và hoạt động khác thông qua quá trình vật lý, hóa học hoặc sinh học để tạo ra sản phẩm phân bón theo khoản 5 Điều 2 Nghị định 84/2019/NĐ-CP.

Cá nhân sản xuất phân hữu cơ để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón cần đáp ứng những điều kiện quy định tại Điều 41 Luật Trồng trọt 2018 và Điều 12 Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định chi tiết điều kiện sản xuất phân bón như sau:

(1) Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với quy mô sản xuất;

Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài; có nhà xưởng kết cấu vững chắc; tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng.

(2) Có dây chuyền, máy móc, thiết bị phù hợp với quy trình sản xuất từng loại, dạng phân bón;

Dây chuyền, máy móc, thiết bị sản xuất phân bón phải phù hợp với quy trình sản xuất từng loại phân bón, dạng phân bón quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP, cụ thể:

- Sản xuất phân bón dạng rắn (bột, hạt, viên) phải có băng tải (trừ dây chuyền có công suất sản xuất < 1.000 tấn/năm) để vận chuyển nguyên liệu đến máy trộn hoặc từ máy trộn đến thùng chứa thành phẩm. Sản xuất phân bón theo quy trình công nghệ phối trộn phải có hệ thống máy có cơ cấu quay hoặc khuấy, đảo nguyên liệu hoặc bán thành phẩm để phối trộn, tạo sản phẩm cuối cùng.

Sản xuất phân bón dạng hạt, viên theo quy trình công nghệ tạo hạt, viên từ nguyên liệu rời phải có máy, thiết bị tạo hạt, ép viên. Sản xuất phân bón dạng bột phải có máy nghiền hoặc máy sàng nguyên liệu.

- Sản xuất phân bón dạng lỏng phải có thùng chứa nguyên liệu và bán thành phẩm, hệ thống thùng quay hoặc khuấy trộn bằng cơ học hoặc khí nén để phối trộn, tạo sản phẩm cuối cùng; phải có hệ thống đường ống, máy bơm trong dây chuyền để vận chuyển nguyên liệu đến máy trộn và từ máy trộn đến thùng chứa trước khi chuyển đến máy đóng chai, đóng gói thành phẩm.

- Sản xuất loại phân bón có yêu cầu về độ ẩm dưới 12% phải có máy, thiết bị sấy trong dây chuyền sản xuất. Phân bón có yêu cầu về cỡ hạt phải có sàng phân loại sản phẩm.

- Có cân hoặc thiết bị đo lường có độ chính xác theo quy định pháp luật về đo lường để kiểm soát khối lượng hoặc thể tích nguyên liệu, thành phẩm.

- Cơ sở tự sản xuất chủng men giống để sản xuất các loại phân bón chứa vi sinh vật phải có các thiết bị tạo môi trường, nuôi cấy và bảo quản vi sinh vật.

- Cơ sở tự thủy phân nguyên liệu để sản xuất các loại phân bón chứa chất sinh học phải có thiết bị thủy phân đảm bảo an toàn và thiết bị để kiểm soát môi trường thủy phân phù hợp với quy trình sản xuất.

(3) Có phòng thử nghiệm hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất;

Có phòng thử nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 17025 hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trừ các cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón.

(4) Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và được cập nhật với tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành về quản lý chất lượng;

Có hệ thống quản lý chất lượng được công nhận phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương, đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau 01 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.

(5) Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt;

(6) Người trực tiếp điều hành sản xuất phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón cho cá nhân sản xuất phân hữu cơ cần những gì?

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón được quy định tại Điều 14 Nghị định 84/2019/NĐ-CP, khoản 2 Điều 1 Nghị định 130/2022/NĐ-CP như sau:

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học trở lên của người trực tiếp điều hành sản xuất quy định tại điểm e khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt.

Như vậy, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP.

- Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP.

- Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học trở lên của người trực tiếp điều hành sản xuất quy định tại điểm e khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt 2018, cụ thể:

+ Người trực tiếp điều hành sản xuất phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,255 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào