Phân biệt quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ?

Có thể giúp tôi phân biệt quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, giữa hai quyền này giống và khác nhau như thế nào? Câu hỏi của chị P.TK.L từ Nha Trang.

Điểm giống nhau của quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả

- Thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và các văn bản pháp lý có liên quan.

- Đều là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.

- Do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm quản lý.

- Được Nhà nước công nhận và bảo hộ.

- Được Nhà nước hỗ trợ tài chính cho việc tạo ra, nhận chuyển giao, khai thác quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả phục vụ lợi ích công cộng.

- Tổ chức, cá nhân có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả của mình.

Phân biệt quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ?

Điểm giống nhau của quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả (Hình từ Internet)

Điểm khác nhau giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả

Tiêu chí phân biệt

Quyền tác giả

Quyền liên quan đến quyền tác giả

Khái niệm


Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

(CSPL: khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009)

Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

(CSPL: khoản 3 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009)

Chủ sở hữu

Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ quyền nhân thân và quyền tài sản, bao gồm:

- Tác giả,

- Các đồng tác giả.

- Tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả,

- Người thừa kế,

- Người được chuyển giao quyền,

- Nhà nước.

(CSPL: Điều 36 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sử đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022)

Chủ sở hữu quyền liên quan bao gồm:

- Người biểu diễn sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để thực hiện cuộc biểu diễn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan;

- Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để sản xuất bản ghi âm, ghi hình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan;

- Tổ chức phát sóng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan.

(CSPL: Điều 44 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022)

Căn cứ phát sinh

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.

(CSPL: khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chư­ơng trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.

(CSPL: khoản 2 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

Đối tượng được bảo hộ

Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả.


(CSPL: Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền liên quan, bao gồm:

- Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật;

- Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu quyền liên quan.

- Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác.

- Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng.

(CSPL: Điều 16 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

Loại hình được bảo hộ

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, bao gồm:

(1) Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

- Tác phẩm báo chí;

- Tác phẩm âm nhạc;

- Tác phẩm sân khấu;

- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự;

- Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng;

- Tác phẩm nhiếp ảnh;

- Tác phẩm kiến trúc;

- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

(2) Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

(CSPL: Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009)

- Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài;

- Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;

- Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ;

- Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ;

- Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam;

- Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam;

- Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Lưu ý: Các đối tượng trên chỉ được bảo hộ với điều kiện không gây ph­ương hại đến quyền tác giả.

(CSPL: Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được ghi nhận ở đâu?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định thì Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam và được ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

25,966 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào