Phạm vi kiểm tra của trạm kiểm soát liên hợp chống buôn lậu và gian lận thương mại được quy định như thế nào?
Phạm vi kiểm tra của trạm kiểm soát liên hợp chống buôn lậu và gian lận thương mại được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế tổ chức, hoạt động của các trạm kiểm soát liên hợp chống buôn lậu và gian lận thương mại ban hành theo Quyết định 916/2002/QĐ-BCĐ, có quy định về đối tượng và phạm vi kiểm tra như sau:
Đối tượng và phạm vi kiểm tra.
1. Mọi hàng hoá vận chuyển qua Trạm, khu vực cánh gà và các đường mòn phụ cận có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật đều thuộc đối tượng kiểm tra.
2. Mọi tổ chức, cá nhân vận chuyển hàng hoá qua khu vực Trạm quản lý khi được yêu cầu kiểm tra, có trách nhiệm xuất trình cho các lực lượng kiểm tra của Trạm kiểm soát liên hợp các chứng từ, hoá đơn chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hoá đang vận chuyển.
3. Tổ chức, cá nhân vận chuyển hàng hoá có dấu hiệu trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của Trạm thì Trạm được quyền phối hợp với các cơ quan chức năng bắt giữ, điều tra và xử lý theo đúng qui định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì phạm vi kiểm tra của trạm kiểm soát liên hợp chống buôn lậu và gian lận thương mại được quy định như sau:
- Mọi hàng hoá vận chuyển qua Trạm, khu vực cánh gà và các đường mòn phụ cận có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật đều thuộc đối tượng kiểm tra;
- Mọi tổ chức, cá nhân vận chuyển hàng hoá qua khu vực Trạm quản lý khi được yêu cầu kiểm tra, có trách nhiệm xuất trình cho các lực lượng kiểm tra của Trạm kiểm soát liên hợp các chứng từ, hoá đơn chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hoá đang vận chuyển;
- Tổ chức, cá nhân vận chuyển hàng hoá có dấu hiệu trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của Trạm thì Trạm được quyền phối hợp với các cơ quan chức năng bắt giữ, điều tra và xử lý theo đúng qui định của pháp luật.
Trạm kiểm soát liên hợp (Hình từ Internet)
Trạm kiểm soát liên hợp chống buôn lậu và gian lận thương mại có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Quy chế tổ chức, hoạt động của các trạm kiểm soát liên hợp chống buôn lậu và gian lận thương mại ban hành theo Quyết định 916/2002/QĐ-BCĐ, có quy định về nhiệm vụ của trạm kiểm soát liên hợp như sau:
Nhiệm vụ của Trạm Kiểm soát liên hợp.
1. Kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý vi phạm theo qui định của pháp luật.
2. Phối hợp với các lực lượng chống buôn lậu của địa phương và trung ương nắm tình hình, phát hiện, ngăn ngừa, đấu tranh, xử lý các đường dây, ổ nhóm, các đối tượng buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hàng giả và gian lận thương mại.
3. Thực hiện nhiệm vụ đột xuất do Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu.
4. Tổng hợp tình hình, phân tích đánh giá kết quả hoạt động của Trạm; thực hiện báo cáo đột xuất và báo cáo định kỳ hàng tháng, quí vào ngày cuối quí với Uỷ ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo 127-TW.
5. Hỗ trợ chính quyền địa phương khi có thiên tai, địch hoạ.
6. Quản lý tiền, hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành.
7. Làm tốt công tác dân vận, phát động phòng trào quần chúng không tham gia buôn lậu, không tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu, phát hiện và đấu tranh với các phần tử buôn lậu, gian lận thương mại.
8. Tham gia giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn Trạm đóng quân.
Như vậy, theo quy định trên thì trạm kiểm soát liên hợp chống buôn lậu và gian lận thương mại có nhiệm vụ như sau:
- Kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý vi phạm theo qui định của pháp luật;
- Phối hợp với các lực lượng chống buôn lậu của địa phương và trung ương nắm tình hình, phát hiện, ngăn ngừa, đấu tranh, xử lý các đường dây, ổ nhóm, các đối tượng buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hàng giả và gian lận thương mại;
- Thực hiện nhiệm vụ đột xuất do Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu.
- Tổng hợp tình hình, phân tích đánh giá kết quả hoạt động của Trạm; thực hiện báo cáo đột xuất và báo cáo định kỳ hàng tháng, quí vào ngày cuối quí với Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo 127-TW.
- Hỗ trợ chính quyền địa phương khi có thiên tai, địch hoạ.
- Quản lý tiền, hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Làm tốt công tác dân vận, phát động phòng trào quần chúng không tham gia buôn lậu, không tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu, phát hiện và đấu tranh với các phần tử buôn lậu, gian lận thương mại.
- Tham gia giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn Trạm đóng quân.
Trạm kiểm soát liên hợp chống buôn lậu và gian lận thương mại có quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Quy chế tổ chức, hoạt động của các trạm kiểm soát liên hợp chống buôn lậu và gian lận thương mại ban hành theo Quyết định 916/2002/QĐ-BCĐ, có quy định về quyền hạn của trạm kiểm soát liên hợp như sau:
Quyền hạn của Trạm kiểm soát liên hợp.
1. Trạm được lập BARIE cố định nhằm dừng các phương tiện vận tải trong phạm vị kiểm soát của Trạm để yêu cầu chủ hàng, chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện xuất trình các giấy tờ, hoá đơn, chứng từ có liên quan đến phương tiện, hàng hoá để Trạm kiểm tra.
2. Tạm giữ giấy tờ, hàng hoá, tang vật, phương tiện vận tải vi phạm và xử lý theo thẩm quyền, trường hợp vượt thẩm quyền của Trạm thì báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
3. Trường hợp khẩn cấp có thể trưng dụng các phương tiện giao thông và thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc của các tổ chức, cá nhân, kể cả người điều khiển (trừ phương tiện của các cơ quan, tổ chức và cá nhân nước ngoài, được hưởng ưu đãi, miễn trừ theo quy định hiện hành của luật pháp) để truy bắt đối tượng vi phạm.
4. Kiểm tra hàng hoá, phương tiện vận chuyển hàng hoá và hoá đơn, chứng từ kèm theo đối với hàng hoá xuất nhập khẩu theo các quy định hiện hành của pháp luật.
5. Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong những trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì trạm kiểm soát liên hợp chống buôn lậu và gian lận thương mại có quyền hạn như sau:
- Trạm được lập BARIE cố định nhằm dừng các phương tiện vận tải trong phạm vị kiểm soát của Trạm để yêu cầu chủ hàng, chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện xuất trình các giấy tờ, hoá đơn, chứng từ có liên quan đến phương tiện, hàng hoá để Trạm kiểm tra.
- Tạm giữ giấy tờ, hàng hoá, tang vật, phương tiện vận tải vi phạm và xử lý theo thẩm quyền, trường hợp vượt thẩm quyền của Trạm thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
- Trường hợp khẩn cấp có thể trưng dụng các phương tiện giao thông và thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc của các tổ chức, cá nhân, kể cả người điều khiển (trừ phương tiện của các cơ quan, tổ chức và cá nhân nước ngoài, được hưởng ưu đãi, miễn trừ theo quy định hiện hành của luật pháp) để truy bắt đối tượng vi phạm.
- Kiểm tra hàng hoá, phương tiện vận chuyển hàng hoá và hoá đơn, chứng từ kèm theo đối với hàng hoá xuất nhập khẩu theo các quy định hiện hành của pháp luật.
- Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong những trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.