Phạm vi hoạt động của Hội Luật quốc tế Việt Nam được quy định thế nào? Hội Luật quốc tế Việt Nam có những quyền hạn gì?

Tôi có thắc mắc liên quan đến Hội Luật quốc tế Việt Nam. Cho tôi hỏi phạm vi hoạt động của Hội Luật quốc tế Việt Nam được quy định thế nào? Hội Luật quốc tế Việt Nam có những quyền hạn gì? Câu hỏi của anh Trung Tín ở Lâm Đồng.

Phạm vi hoạt động của Hội Luật quốc tế Việt Nam được quy định thế nào?

Theo Điều 4 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Luật quốc tế Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 680/QĐ-BNV năm 2021 quy định về phạm vi, lĩnh vực hoạt động như sau:

Phạm vi, lĩnh vực hoạt động
1. Hội hoạt động trên phạm vi cả nước, trong lĩnh vực Luật quốc tế: nghiên cứu, giáo dục và thực thi Luật quốc tế tại Việt Nam; thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Luật quốc tế theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
2. Hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, sự quản lý nhà nước của các Bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực Hội hoạt động theo quy định của pháp luật.

Theo quy định trên, Hội Luật quốc tế Việt Nam có phạm vi hoạt động trên cả nước, trong lĩnh vực Luật quốc tế: nghiên cứu, giáo dục và thực thi Luật quốc tế tại Việt Nam; thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Luật quốc tế theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

Hội Luật quốc tế Việt Nam

Hội Luật quốc tế Việt Nam (Hình từ Internet)

Hội Luật quốc tế Việt Nam có những quyền hạn gì?

Căn cứ Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Luật quốc tế Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 680/QĐ-BNV năm 2021 quy định về quyền hạn như sau:

Quyền hạn
1. Tuyên truyền, tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội.
2. Giới thiệu, tuyên truyền quan điểm, cách tiếp cận về luật quốc tế của các học giả, chuyên gia Việt Nam ra thế giới; tham gia tuyên truyền, phổ biến luật quốc tế nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về luật quốc tế ở Việt Nam.
3. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội.
4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn và phản biện xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
6. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hội và lĩnh vực Hội hoạt động theo quy định của pháp luật. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
...

Theo đó, Hội Luật quốc tế Việt Nam có những quyền hạn được quy định tại Điều 6 nêu trên.

Trong đó có quyền giới thiệu, tuyên truyền quan điểm, cách tiếp cận về luật quốc tế của các học giả, chuyên gia Việt Nam ra thế giới; tham gia tuyên truyền, phổ biến luật quốc tế nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về luật quốc tế ở Việt Nam.

Nhiệm vụ của Hội Luật quốc tế Việt Nam được quy định thế nào?

Theo quy định tại Điều 7 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Luật quốc tế Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 680/QĐ-BNV năm 2021 về nhiệm vụ như sau:

Nhiệm vụ
1. Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hội đã được Bộ Nội vụ phê duyệt. Không được lợi dụng hoạt động của Hội để làm phương hại đến lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
2. Tập hợp, đoàn kết hội viên; tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hội, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của Hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
3. Tạo diễn đàn thảo luận chung để chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm pháp lý quốc tế giữa các chuyên gia luật quốc tế Việt Nam và giữa các chuyên gia luật quốc tế Việt Nam với các chuyên gia luật quốc tế của các nước trên thế giới theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức biên soạn và xuất bản các ấn phẩm khoa học pháp lý quốc tế; vận động các chính khách, chuyên gia về luật quốc tế ở nước ngoài ủng hộ Việt Nam trong các vấn đề pháp lý quốc tế theo quy định của pháp luật.
5. Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế giữa Hội Luật quốc tế Việt Nam với các tổ chức luật của các nước trong khu vực và trên thế giới theo quy định của pháp luật và phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội; tham gia công tác đối ngoại nhân dân theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
6. Tư vấn về các vấn đề luật quốc tế và các biện pháp giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế, góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời kỳ hội nhập, trong đó ưu tiên mục tiêu bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam và giải quyết các tranh chấp quốc tế mà một bên là nhà nước Việt Nam, bao gồm các tranh chấp đầu tư, thương mại quốc tế theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, Hội Luật quốc tế Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 7 nêu trên.

Trong đó có nhiệm vụ tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hội đã được Bộ Nội vụ phê duyệt. Không được lợi dụng hoạt động của Hội để làm phương hại đến lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,290 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào