Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước được xác định theo những căn cứ nào? Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện được quy định thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề về phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước. Cho tôi hỏi phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước được xác định theo những căn cứ nào? Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện được quy định thế nào? Câu hỏi của chị Xuân Đào ở Đồng Nai.

Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước được xác định theo những căn cứ nào?

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 43/2015/NĐ-CP quy định về căn cứ xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước như sau:

Căn cứ xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước
1. Chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước.
2. Đặc điểm địa hình, địa chất, thủy văn, môi trường, sinh thái; diễn biến lòng dẫn, bờ sông, suối, kênh, rạch.
3. Hiện trạng sử dụng đất, hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực ven nguồn nước.
4. Các quy định cụ thể về phạm vi tối thiểu của hành lang bảo vệ nguồn nước tại Điều 9, Điều 10 và Điều 11 của Nghị định này.

Theo quy định trên, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước được xác định theo chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước; địa điểm địa hình, địa chất, thủy văn, môi trường, sinh thái; diễn biến lòng dẫn, bờ sông, suối, kênh, rạch.

Đồng thời phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước còn được xác định theo hiện trạng sử dụng đất, hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực ven nguồn nước và các quy định cụ thể về phạm vi tối thiểu của hành lang bảo vệ nguồn nước.

Hành lang bảo vệ nguồn nước

Hành lang bảo vệ nguồn nước (Hình từ Internet)

Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện được quy định thế nào?

Theo Điều 8 Nghị định 43/2015/NĐ-CP quy định về phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi như sau:

Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi
1. Đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi có dung tích lớn hơn một tỷ mét khối (1.000.000.000 m3) hoặc có dung tích từ mười triệu mét khối (10.000.000 m3) đến một tỷ mét khối (1.000.000.000 m3) nhưng nằm ở địa bàn dân cư tập trung, địa bàn có công trình quốc phòng, an ninh thì phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước là vùng tính từ đường biên có cao trình bằng mực nước cao nhất ứng với lũ thiết kế đến đường biên có cao trình bằng cao trình giải phóng mặt bằng lòng hồ.
2. Đối với các loại hồ chứa thủy điện, thủy lợi khác, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước là vùng tính từ đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập đến đường biên có cao trình bằng cao trình giải phóng mặt bằng lòng hồ.

Theo đó, đối với hồ chứa thủy điện có dung tích lớn hơn một tỷ mét khối (1.000.000.000 m3) hoặc có dung tích từ mười triệu mét khối (10.000.000 m3) đến một tỷ mét khối (1.000.000.000 m3) nhưng nằm ở địa bàn dân cư tập trung, địa bàn có công trình quốc phòng, an ninh thì phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước là vùng tính từ đường biên có cao trình bằng mực nước cao nhất ứng với lũ thiết kế đến đường biên có cao trình bằng cao trình giải phóng mặt bằng lòng hồ.

Đối với các loại hồ chứa thủy điện khác thì phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước là vùng tính từ đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập đến đường biên có cao trình bằng cao trình giải phóng mặt bằng lòng hồ.

Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ tự nhiên được xác định thế nào?

Căn cứ Điều 10 Nghị định 43/2015/NĐ-CP quy định về phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở đô thị, khu dân cư tập trung và các nguồn nước khác như sau:

Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở đô thị, khu dân cư tập trung và các nguồn nước khác
1. Đối với hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung; hồ, ao lớn có chức năng điều hòa ở các khu vực khác, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước không nhỏ hơn 10 m tính từ mép bờ.
2. Đối với đầm, phá tự nhiên và các nguồn nước liên quan đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, có giá trị cao về đa dạng sinh học, bảo tồn văn hóa và bảo vệ, phát triển hệ sinh thái tự nhiên, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước không nhỏ hơn 30 m tính từ mép bờ.
3. Trường hợp nguồn nước nằm trong khu vực bảo tồn thiên nhiên hoặc nằm trong phạm vi bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa.

Như vậy, đối với hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung; hồ, ao lớn có chức năng điều hòa ở các khu vực khác, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước không nhỏ hơn 10 m tính từ mép bờ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

5,385 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào