Phạm trù triết học là gì? 6 cặp phạm trù triết học? Ví dụ 6 cặp phạm trù triết học? Mục tiêu của môn học triết học Mác Lênin là gì?

Phạm trù triết học là gì? 6 cặp phạm trù triết học bao gồm những gì? Ví dụ 6 cặp phạm trù triết học như thế nào? Mục tiêu của môn học triết học Mác Lênin theo Chương trình học của Bộ Giáo dục và Đào tạo?

Phạm trù triết học là gì?

Xem thêm >> Phạm trù tất nhiên ngẫu nhiên là gì? Ví dụ về phạm trù tất nhiên ngẫu nhiên?

Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định. Mỗi bộ môn khoa học đều có hệ thống phạm trù riêng của mình phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến thuộc phạm vi khoa học đó nghiên cứu.

Ví dụ, trong toán có phạm trù "số", "hình", "điểm", "mặt phẳng",..., trong vật lý học có các phạm trù "khối lượng", "vận tốc", "gia tốc",... trong kinh tế học có phạm trù "hàng hóa", "giá trị", "tiền tệ".

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Phạm trù triết học là gì? 6 cặp phạm trù trong triết học?

Phạm trù triết học là gì? 6 cặp phạm trù triết học? Ví dụ 6 cặp phạm trù triết học? Mục tiêu của môn học triết học Mác Lênin là gì? (hình từ internet)

6 cặp phạm trù triết học? Ví dụ về phạm trù triết học?

Căn cứ tại Chương 3 Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ban hành kèm theo Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT

III. CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1. Cái chung và cái riêng
- Phạm trù cái chung và cái riêng; cái đơn nhất
- Khái quát tính chất và mối quan hệ biện chứng giữa cái chung, cái riêng và cái đơn nhất
- Ý nghĩa phương pháp luận
2. Bản chất và hiện tượng
- Phạm trù bản chất, hiện tượng
- Khái quát tính chất và mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
- Ý nghĩa phương pháp luận
3. Tất nhiên và ngẫu nhiên
- Phạm trù cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên
- Khái quát tính chất và mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
- Ý nghĩa phương pháp luận
4. Nguyên nhân và kết quả
- Phạm trù nguyên nhân và kết quả
- Khái quát tính chất và mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
- Ý nghĩa phương pháp luận
5. Nội dung và hình thức
- Phạm trù nội dung và hình thức
- Khái quát tính chất và mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
- Ý nghĩa phương pháp luận
6. Khả năng và hiện thực
- Phạm trù khả năng và hiện thực
- Khái quát tính chất và mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực
- Ý nghĩa phương pháp luận

Như vậy, 6 cặp phạm trù cơ bản của triết học và ví dụ về phạm trù triết học bao gồm:

- Cái riêng - cái chung

Cái chung là những đặc điểm, tính chất phổ biến, bản chất của nhiều sự vật, hiện tượng. Cái riêng là những đặc điểm, tính chất chỉ có ở một sự vật, hiện tượng cụ thể.

Ví dụ:

Con người (cái chung) - Nguyễn Văn A (cái riêng)

Con người nói chung có đặc điểm chung là sinh ra, lớn lên, già đi và mất đi

Nguyễn Văn A là một cá nhân cụ thể với những đặc điểm riêng về ngoại hình, tính cách...

- Nguyên nhân và kết quả

Nguyên nhân: Là hiện tượng, sự vật tác động và gây ra hiện tượng, sự vật khác

Kết quả: Là hiện tượng, sự vật xuất hiện do tác động của nguyên nhân

Ví dụ:

Nguyên nhân: Mưa nhiều

Kết quả: Lũ lụt xảy ra

- Tất nhiên - ngẫu nhiên

Tất nhiên là những gì tất yếu phải xảy ra trong những điều kiện nhất định.

Ví dụ: Mặt trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây

Ngẫu nhiên là những gì có thể xảy ra hoặc không xảy ra trong cùng một điều kiện.

Ví dụ: Kết quả tung đồng xu (sấp hay ngửa)

Xem thêm >> Phạm trù tất nhiên ngẫu nhiên là gì? Ví dụ về phạm trù tất nhiên ngẫu nhiên?

- Nội dung - hình thức

Nội dung là những yếu tố bên trong, là bản chất, là cái quyết định của sự vật/hiện tượng

Hình thức là biểu hiện bên ngoài, là cách thức tồn tại và biểu hiện của nội dung

Ví dụ:

Nội dung: tư tưởng, chủ đề, cốt truyện

Hình thức: thể loại (thơ, văn xuôi), ngôn ngữ, cách kể

- Bản chất - hiện tượng

Bản chất là cái bên trong, ổn định, quy định tính chất của sự vật

Hiện tượng là biểu hiện bên ngoài, trực tiếp của bản chất

Hiện tượng: Mặt trời mọc ở phía Đông và lặn ở phía Tây

Bản chất: Trái đất tự quay quanh trục của nó

- Khả năng - hiện thực

Hiện thực là cái đã và đang tồn tại một cách khách quan

Khả năng là xu hướng phát triển tiềm tàng trong hiện thực, có thể trở thành hiện thực khi có đủ điều kiện cần thiết

Ví dụ:

Khả năng: Hạt giống có khả năng nảy mầm

Hiện thực: Cây đã mọc lên từ hạt giống

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo?

Mục tiêu của môn học triết học Mác Lênin là gì?

Căn cứ tại Mục 4 Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ban hành kèm theo Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT quy định về Mục tiêu của môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin như sau:

Môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin nhằm giúp cho sinh viên:

- Xác lập cơ sở lý luận cơ bản nhất để từ đó có thể tiếp cận được nội dung môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, hiểu biết nền tảng tư tưởng của Đảng;

- Xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng cho sinh viên

- Từng bước xác lập thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận chung nhất để tiếp cận các khoa học chuyên ngành được đào tạo.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
9,352 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào