Phạm tội lần đầu về hành vi trộm cắp tài sản thì mức đặt tiền để bảo đảm phải bao nhiêu mới được tại ngoại?

Tôi có đứa cháu ruột bị truy cứu trách nhiệm hình sự do phạm tội lần đầu về hành vi trộm cắp tài sản, hiện đang tạm giam, bên cơ quan bảo có thể đặt tiền để bảo đảm cho về ăn Tết, không biết khi phạm tội lần đầu như vậy thì số tiền đặt bao nhiêu? Chân thành cảm ơn. Đây là câu hỏi của anh D.K đến từ Ninh Thuận.

Phạm tội lần đầu về hành vi trộm cắp tài sản thì mức đặt tiền để bảo đảm phải bao nhiêu mới được tại ngoại?

Phạm tội lần đầu về hành vi trộm cắp tài sản thì mức đặt tiền để bảo đảm phải bao nhiêu mới được tại ngoại, thì căn cứ Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

Đặt tiền để bảo đảm
1. Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.
2. Bị can, bị cáo được đặt tiền phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
b) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;
c) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam và số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước.
...

Và căn cứ Điều 4 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC quy định như sau:

Mức tiền đặt để bảo đảm
1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án quyết định mức tiền cụ thể mà bị can, bị cáo phải đặt để bảo đảm, nhưng không dưới:
a) Ba mươi triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) Một trăm triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) Hai trăm triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) Ba trăm triệu đồng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
...

Do đó, đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam và không căn cứ mức tiền khi vi phạm lần đầu mà ở đây căn cứ vào phân loại tội phạm cụ thể nhưng không dưới:

- Ba mươi triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

- Một trăm triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng;

- Hai trăm triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

- Ba trăm triệu đồng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

trộm cắp tài sản

Phạm tội lần đầu về hành vi trộm cắp tài sản (Hình từ Internet)

Khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản thì phạm tội lần đầu có được xem là tình tiết giảm nhẹ không?

Khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản thì phạm tội lần đầu có được xem là tình tiết giảm nhẹ không, thì căn cứ theo điểm i khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
...

Theo đó, khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản thì phạm tội lần đầu thì chỉ có thể được xem là tình tiết giảm nhẹ nếu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng.

Trộm cắp tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà phạm tội lần đầu thì được hoãn chấp hành hình phạt tù bao lâu?

Hoãn chấp hành hình phạt tù được quy định tại Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Hoãn chấp hành hình phạt tù
1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.
2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.

Theo đó, trộm cắp tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà phạm tội lần đầu thì không thuộc những trường hợp được hoãn chấp hành hình phạt tù.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,068 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào