Phải tổ chức kiểm tra cống tại những tời điểm nào? Việc tổ chức kiểm tra cống được thực hiện theo những chế độ nào?
Phải tổ chức kiểm tra cống tại những tời điểm nào?
Theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8418:2010 về công trình thủy lợi - quy trình quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng cống thì đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý vận hành công trình thủy lợi phải chỉ đạo bộ phận trực tiếp quản lý cống thường xuyên kiểm tra theo dõi toàn bộ và phải tổ chức kiểm tra quan trắc cống theo các thời điểm như sau:
- Trước khi mở cống;
- Trong thời gian mở cống và cả quá trình cống làm việc;
- Trước mùa mưa lũ;
- Sau mùa mư lũ.
Ngoài ra, khi cần thiết Thủ trưởng đơn vị quản lý vận hành công trình thủy lợi có thể tổ chức kiểm tra đột xuất để xem xét đánh giá sự hư hỏng một bộ phận của cống hoặc do những yêu cầu khác.
Việc tổ chức kiểm tra cống được thực hiện theo những chế độ nào?
Căn cứ theo tiết 5.2.1 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8418:2010 về công trình thủy lợi - quy trình quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng cống thì việc tổ chức kiểm tra quan trắc cống được thực hiện theo 02 chế độ:
(1) Kiểm tra thường xuyên
Đối với các cống lớn:
- Khi cống mở: mỗi ngày kiểm tra ít nhất 1 lần;
- Khi cống đóng: mỗi tuần kiểm tra ít nhất 1 lần.
Đối với các cống nhỏ:
- Khi cống đang mở: mỗi tuần kiểm tra ít nhất 1 lần;
- Khi cống đóng: mỗi tháng kiểm tra ít nhất 1 lần.
(2) Kiểm tra trước và sau lũ
Ngoài việc kiểm tra thường xuyên hàng năm phải tiến hành hai đợt tổng kiểm tra công trình trước và sau mùa lũ:
- Kiểm tra trước mùa lũ: phải tiến hành xong trước 31/5 (đối với các tỉnh từ Thanh Hóa trở ra) và trước 30/6 (đối với các tỉnh từ Nghệ An trở vào);
- Kiểm tra sau mùa lũ: phải hoàn thành trước 15/11 (đối với các tỉnh từ Thanh Hóa trở ra) và trước 30/11 (đối với các tỉnh từ Nghệ An trở vào).
Phải tổ chức kiểm tra cống tại những tời điểm nào? Việc tổ chức kiểm tra cống được thực hiện theo những chế độ nào? (Hình từ Internet)
Nội dung kiểm tra cống về thời gian thao tác đóng mở cống và quá trình cống dẫn, xả nước bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ tiết 5.2.3 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8418:2010 về công trình thủy lợi - quy trình quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng cống quy định về nội dung kiểm tra cống như sau:
Kiểm tra và quan trắc cống
...
5.2.3. Nội dung công tác kiểm tra
5.2.3.1. Kiểm tra phần công trình thủy công
Kiểm tra các công trình thủy công về tình trạng nứt nẻ, vôi hóa, bong mạch, sụt lở liên kết và tiếp xúc giữa phần xây đúc và phần đất… Cần chú ý những bộ phận quan trọng như tường ngực, hèm van, cầu công tác và mang cống.
5.2.3.2. Kiểm tra phần cơ khí
Kiểm tra cửa van về tình trạng các mối hàn, bu lông liên kết, nứt, gãy, thủng, mục ở cánh van, tình hình làm việc của bánh xe lăn, bánh xe cữ, hu hỏng của vật chắn nước.
5.2.3.3. Kiểm tra phần thiết bị
Kiểm tra các thiết bị đóng mở bao gồm vít me thanh kéo, xích, cáp, khóa cáp tời, máy đóng mở kiểu vít… trong đó cần chú ý kiểm tra dầu mỡ bôi trơn, khóa cáp, tay quay.
5.2.3.4. Kiểm tra thời gian thao tác đóng mở cống và quá trình cống dẫn, xả nước
- Kiểm tra sự hoạt động của các thiết bị đóng mở: lúc đóng mở không có gì đột biến, cửa van nâng hạ thăng bằng, thiết bị đóng mở không biến dạng khi chịu tải.
- Chế độ thủy lực dòng chảy qua cống, các hiện tượng gầm rú rung động bất thường của các bộ phận cửa van, ở máy đóng mở.
- Các hiện tượng hư hỏng của công trình như: xói mòn, sủi bọt, sủi nước đục, sụt sạt ở sân thượng và hạ lưu cống.
- Kiểm tra và vớt các vật nổi, rác tụ lại trước cống.
- Các vật nổi bị vướng kẹt vào các bộ phận của cống
- Các hiện tượng phá hoại, gây hư hỏng của người, phương tiện và sinh vật khác.
...
Theo tiêu chuẩn vừa nêu thì nội dung kểm tra cống về thời gian thao tác đóng mở cống và quá trình cống dẫn, xả nước sẽ bao gồm các nội dung sau:
(1) Kiểm tra sự hoạt động của các thiết bị đóng mở: lúc đóng mở không có gì đột biến, cửa van nâng hạ thăng bằng, thiết bị đóng mở không biến dạng khi chịu tải.
(2) Chế độ thủy lực dòng chảy qua cống, các hiện tượng gầm rú rung động bất thường của các bộ phận cửa van, ở máy đóng mở.
(3) Các hiện tượng hư hỏng của công trình như: xói mòn, sủi bọt, sủi nước đục, sụt sạt ở sân thượng và hạ lưu cống.
(4) Kiểm tra và vớt các vật nổi, rác tụ lại trước cống.
(5) Các vật nổi bị vướng kẹt vào các bộ phận của cống
(6) Các hiện tượng phá hoại, gây hư hỏng của người, phương tiện và sinh vật khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.