Ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể được bố trí bao nhiêu ngạch Kiểm sát viên theo quy định hiện nay?
Ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể được bố trí bao nhiêu ngạch Kiểm sát viên theo quy định hiện nay?
Theo khoản 2 Điều 76 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định
Ngạch Kiểm sát viên
1. Ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân gồm có:
a) Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Kiểm sát viên cao cấp;
c) Kiểm sát viên trung cấp;
d) Kiểm sát viên sơ cấp.
2. Ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể được bố trí bốn ngạch Kiểm sát viên; ở Viện kiểm sát quân sự trung ương có Viện trưởng là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và có thể được bố trí các ngạch Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp; các Viện kiểm sát khác có thể được bố trí các ngạch Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp.
Theo quy định hiện nay thì ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể được bố trí 04 ngạch Kiểm sát viên, cụ thể như sau:
- Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm sát viên cao cấp;
- Kiểm sát viên trung cấp;
- Kiểm sát viên sơ cấp.
Kiểm sát viên ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm kỳ là bao nhiêu năm?
Theo Điều 82 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về nhiệm kỳ Kiểm sát viên như sau:
Nhiệm kỳ Kiểm sát viên
Kiểm sát viên được bổ nhiệm lần đầu có thời hạn là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm.
Theo quy định Kiểm sát viên ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao được bổ nhiệm lần đầu có thời hạn là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm.
Ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể được bố trí bao nhiêu ngạch Kiểm sát viên theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quy định thế nào?
Theo Điều 83 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên
1. Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình trong việc thực hành quyền công tố, tranh tụng tại phiên tòa và kiểm sát hoạt động tư pháp.
Kiểm sát viên phải chấp hành quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì Kiểm sát viên có quyền từ chối nhiệm vụ được giao và phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với Viện trưởng; trường hợp Viện trưởng vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và Kiểm sát viên phải chấp hành nhưng không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có thẩm quyền. Viện trưởng đã quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh đối với vi phạm pháp luật của Kiểm sát viên khi thực hiện nhiệm vụ được giao; có quyền rút, đình chỉ hoặc hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của Kiểm sát viên.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp do luật định.
3. Trong vụ việc có nhiều Kiểm sát viên tham gia giải quyết thì Kiểm sát viên ở ngạch thấp hơn phải tuân theo sự phân công, chỉ đạo của Kiểm sát viên ở ngạch cao hơn.
4. Khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên có quyền ra quyết định, kết luận, yêu cầu, kiến nghị theo quy định của pháp luật.
Theo quy định Kiểm sát viên ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có các nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau đây:
- Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình trong việc thực hành quyền công tố, tranh tụng tại phiên tòa và kiểm sát hoạt động tư pháp.
Kiểm sát viên phải chấp hành quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì Kiểm sát viên có quyền từ chối nhiệm vụ được giao và phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với Viện trưởng.
Trường hợp Viện trưởng vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và Kiểm sát viên phải chấp hành nhưng không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có thẩm quyền.
Viện trưởng đã quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh đối với vi phạm pháp luật của Kiểm sát viên khi thực hiện nhiệm vụ được giao; có quyền rút, đình chỉ hoặc hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của Kiểm sát viên.
- Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp do luật định.
- Trong vụ việc có nhiều Kiểm sát viên tham gia giải quyết thì Kiểm sát viên ở ngạch thấp hơn phải tuân theo sự phân công, chỉ đạo của Kiểm sát viên ở ngạch cao hơn.
- Khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên có quyền ra quyết định, kết luận, yêu cầu, kiến nghị theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.