Nước thải sơ chế cao su thiên nhiên được tái sử dụng để tưới cây khi đáp ứng những điều kiện nào?

Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải được tính theo công thức nào? Nước thải sơ chế cao su thiên nhiên được tái sử dụng để tưới cây khi đáp ứng những điều kiện gì? câu hỏi của anh M (Tây Ninh).

Nước thải sơ chế cao su thiên nhiên là gì?

Nước thải sơ chế cao su thiên nhiên được giải thích tại tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-MT:2015/BTNMT về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên như sau:

1. QUY ĐỊNH CHUNG
...
1.3. Giải thích thuật ngữ
Trong quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Nước thải sơ chế cao su thiên nhiên là nước thải công nghiệp xả ra từ nhà máy, cơ sở sản xuất sử dụng các quy trình sản xuất, sơ chế mủ cao su thiên nhiên thành các sản phẩm như cao su khối, cao su tờ, cao su crepe và latex cô đặc làm nguyên liệu để chế tạo sản phẩm cao su.
1.3.2. Cơ sở mới là nhà máy, cơ sở sơ chế cao su thiên nhiên hoạt động sản xuất sau ngày quy chuẩn này có hiệu lực thi hành, bao gồm cả các cơ sở đang trong quá trình xây dựng và đã được phê duyệt đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường trước ngày quy chuẩn này có hiệu lực thi hành.
1.3.3. Cơ sở đang hoạt động là nhà máy, cơ sở sơ chế cao su thiên nhiên hoạt động sản xuất trước ngày quy chuẩn này có hiệu lực thi hành.
1.3.4. Nguồn tiếp nhận nước thải là hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; sông, suối, khe, rạch, kênh, mương; hồ, ao, đầm; vùng nước biển ven bờ có mục đích sử dụng xác định.
...

Theo đó, nước thải sơ chế cao su thiên nhiên được hiểu là nước thải công nghiệp xả ra từ nhà máy, cơ sở sản xuất sử dụng các quy trình sản xuất, sơ chế mủ cao su thiên nhiên thành các sản phẩm như cao su khối, cao su tờ, cao su crepe và latex cô đặc làm nguyên liệu để chế tạo sản phẩm cao su.

Nước thải sơ chế cao su thiên nhiên được tái sử dụng để tưới cây khi đáp ứng những điều kiện nào?

Nước thải sơ chế cao su thiên nhiên được tái sử dụng để tưới cây khi đáp ứng những điều kiện nào? (hình từ internet)

Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải được tính theo công thức nào?

Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải được tính theo công thức quy định tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-MT:2015/BTNMT về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên như sau:

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải
2.1.1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải được tính theo công thức sau:
Cmax = C x Kq x Kf
Trong đó:
- C max là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
- C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên quy định tại mục 2.2;
- Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.3 ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch; kênh, mương; dung tích của hồ, ao, đầm; mục đích sử dụng của vùng nước biển ven bờ;
- Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.4 ứng với tổng lưu lượng nước thải sơ chế cao su thiên nhiên khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải;
2.1.2. Áp dụng giá trị tối đa cho phép C max = C (không áp dụng hệ số Kq và Kf) đối với thông số pH.
2.1.3. Nước thải sơ chế cao su thiên nhiên xả ra hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung thì áp dụng giá trị C max = C quy định tại cột B, Bảng 1.

Như vậy, giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải được tính theo công thức sau:

Cmax = C x Kq x Kf

Trong đó:

- C max là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.

- C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên quy định tại mục 2.2;

- Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.3 ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch; kênh, mương; dung tích của hồ, ao, đầm; mục đích sử dụng của vùng nước biển ven bờ;

- Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.4 ứng với tổng lưu lượng nước thải sơ chế cao su thiên nhiên khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.

Nước thải sơ chế cao su thiên nhiên được tái sử dụng để tưới cây khi đáp ứng những điều kiện gì?

Nước thải sơ chế cao su thiên nhiên được tái sử dụng để tưới cây khi đáp ứng những điều kiện quy định tại tiểu mục 2.5 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-MT:2015/BTNMT về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên, cụ thể như sau:

- Giá trị tối đa cho phép các thông số pH, BOD5 và COD đạt yêu cầu quy định tại cột B Bảng 1 (Kq = 1; Kf = 1);

- Nước thải sau xử lý phải được thu gom lại trong hồ chứa dành riêng cho mục đích tưới cây. Hồ chứa phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường;

- Phương án, kế hoạch tưới phải có văn bản thông báo gửi Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để phối hợp giám sát;

- Chỉ được phép tưới cây trong phạm vi thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp phát sinh nước thải.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,176 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào