Nước thải rửa xe của cơ sở kinh doanh rửa xe máy thuộc loại nước thải gì? Ai có thẩm quyền kiểm tra môi trường của cơ sở kinh doanh rửa xe máy?

Nước thải rửa xe của cơ sở kinh doanh rửa xe máy thuộc loại nước thải gì? Ai có thẩm quyền kiểm tra môi trường của cơ sở kinh doanh rửa xe máy? Câu hỏi của M.A (Lâm Đồng).

Nước thải rửa xe của cơ sở kinh doanh rửa xe máy thuộc loại nước thải gì?

Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 2 Nghị định 53/2020/NĐ-CP quy định về nước thải sinh hoạt là nước thải từ hoạt động từ những nguồn sau:

- Hộ gia đình, cá nhân.

- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức khác (gồm cả trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các cơ quan, đơn vị, tổ chức này), trừ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc các cơ quan, đơn vị, tổ chức này.

- Cơ sở: Rửa ô tô, rửa xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy.

- Cơ sở khám, chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở đào tạo, nghiên cứu.

- Cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, nước rửa xe máy của cơ sở kinh doanh rửa xe máy thuộc loại nước thải sinh hoạt.

Nước thải rửa xe

Nước thải rửa xe (Hình từ Internet)

Ai có thẩm quyền kiểm tra môi trường của cơ sở kinh doanh rửa xe máy?

Tại khoản 1 Điều 160 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường như sau:

- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước;

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tổ chức kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng;

- Bộ trưởng Bộ Công an tổ chức kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về an ninh; chỉ đạo lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường trên địa bàn; chỉ đạo việc tham gia phối hợp kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với các trường hợp quy định tại điểm a khoản này hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường trên địa bàn; chỉ đạo việc tham gia phối hợp kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với các trường hợp quy định tại điểm d khoản này hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình, cá nhân và đối tượng thuộc thẩm quyền tiếp nhận đăng ký môi trường trên địa bàn; chỉ đạo việc tham gia phối hợp kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với các trường hợp quy định tại điểm đ khoản này hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Bộ trưởng Bộ Công an; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ đều có quyền kiểm tra môi trường của cơ sở kinh doanh rửa xe.

Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của cơ sở kinh doanh rửa xe máy là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 53/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Mức phí
1. Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt:
Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1 m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cần áp dụng mức phí cao hơn, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức phí cụ thể cao hơn đối với từng đối tượng chịu phí.
...

Như vậy, mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của cơ sở kinh doanh rửa xe máy 10% trên giá bán của 1 m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp cần áp dụng mức phí cao hơn, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức phí cụ thể cao hơn đối với từng đối tượng chịu phí.

Trường hợp nào được miễn phí bảo vệ môi trường?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 53/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Các trường hợp miễn phí
Miễn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trong các trường hợp sau:
1. Nước xả ra từ các nhà máy thủy điện.
2. Nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra.
3. Nước thải sinh hoạt của:
a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các xã;
b) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các phường, thị trấn chưa có hệ thống cấp nước sạch;
c) Hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh ở các phường, thị trấn đã có hệ thống cấp nước sạch tự khai thác nước sử dụng.
4. Nước làm mát (theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường) không trực tiếp tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, có đường thoát riêng.
5. Nước thải từ nước mưa tự nhiên chảy tràn.
6. Nước thải từ các phương tiện đánh bắt thủy sản của ngư dân.
7. Nước thải của các hệ thống xử lý nước thải tập trung khu đô thị (theo quy định tại Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải) đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường theo quy định trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.

Như vậy, nếu thuộc một trong những trường hợp quy định đã nêu thì sẽ được miễn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,940 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào