Nước có chung biên giới đất liền với nước Việt Nam là nước nào? Phương tiện của nước có chung biên giới vào khu vực cửa khẩu của VN có phải khai tờ khai hải quan không?
- Nước có chung biên giới đất liền với nước Việt Nam là những nước nào?
- Phương tiện của nước có chung biên giới vào khu vực cửa khẩu của Việt Nam có phải khai tờ khai hải quan không?
- Cơ quan nào có trách nhiệm trong việc hợp tác với cơ quan có thẩm quyền của các nước có chung biên giới về cơ chế phối hợp trong quản lý hoạt động thương mại biên giới?
Nước có chung biên giới đất liền với nước Việt Nam là những nước nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 14/2018/NĐ-CP thì:
Nước có chung biên giới là nước có chung đường biên giới đất liền với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm:
- Cộng hòa nhân dân Trung Hoa,
- Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và
- Vương quốc Cam-pu-chia.
Nước có chung đường biên giới đất liền với nước Việt Nam là những nước nào? (Hình từ Internet)
Phương tiện của nước có chung biên giới vào khu vực cửa khẩu của Việt Nam có phải khai tờ khai hải quan không?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 22 Nghị định 14/2018/NĐ-CP về xuất nhập cảnh người và phương tiện của nước có chung biên giới:
Xuất nhập cảnh người và phương tiện của nước có chung biên giới
...
2. Phương tiện vận tải hàng hóa của nước có chung biên giới được qua các cửa khẩu biên giới theo quy định của Nghị định này để vào các điểm giao, nhận hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam quy định tại khu vực biên giới.
3. Phương tiện và công dân của nước có chung biên giới là người điều khiển phương tiện vận tải hàng hóa và chủ thể kinh doanh của nước có chung biên giới khi ra, vào chợ biên giới, chợ cửa khẩu và chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam để vận chuyển hàng hóa phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu; khi có nhu cầu ra khỏi phạm vi chợ biên giới để vào trong nội địa Việt Nam thì phải thực hiện các thủ tục về xuất cảnh, nhập cảnh cho người và phương tiện theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
4. Phương tiện của nước có chung biên giới vào khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới của Việt Nam để giao nhận hàng hóa sau đó quay về nước ngay trong ngày và phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức ở khu vực biên giới thường xuyên qua lại khu vực biên giới trong ngày không phải kê khai tờ khai hải quan và nộp hồ sơ phương tiện nhưng phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu.
5. Việc quản lý phương tiện của nước có chung biên giới vào khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới của Việt Nam để giao nhận hàng hóa ngay tại khu vực cửa khẩu sau đó quay lại trong ngày và phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức ở khu vực biên giới thường xuyên qua lại biên giới thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Trường hợp người và phương tiện của nước có chung biên giới có nhu cầu đi vào các địa điểm khác ngoài khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới để giao nhận hàng hóa thì phải thực hiện theo các quy định của Hiệp định, Nghị định thư và các văn bản thỏa thuận khác đã ký kết giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các nước có chung biên giới về xuất nhập cảnh và vận tải hàng hóa.
Như vậy, phương tiện của nước có chung biên giới vào khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới của Việt Nam để giao nhận hàng hóa sau đó quay về nước ngay trong ngày và phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức ở khu vực biên giới thường xuyên qua lại khu vực biên giới trong ngày không phải kê khai tờ khai hải quan và nộp hồ sơ phương tiện nhưng phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu.
Cơ quan nào có trách nhiệm trong việc hợp tác với cơ quan có thẩm quyền của các nước có chung biên giới về cơ chế phối hợp trong quản lý hoạt động thương mại biên giới?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 23 Nghị định 14/2018/NĐ-CP về trách nhiệm của Bộ Công Thương
Trách nhiệm của Bộ Công Thương
1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quản lý và điều hành hoạt động thương mại biên giới.
3. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới trong việc chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn hoạt động thương mại biên giới theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
4. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới quy định việc thực hiện hoạt động thương mại biên giới đối với cửa khẩu phụ, lối mở biên giới.
5. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới điều tiết hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân trong trường hợp ách tắc hoặc có khả năng ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu, lối mở biên giới của các tỉnh biên giới, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp cần thiết khác.
6. Hợp tác, trao đổi, thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền của các nước có chung biên giới về cơ chế phối hợp trong quản lý hoạt động thương mại biên giới.
7. Tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền định kỳ hoặc đột xuất về hoạt động thương mại biên giới.
Như vậy, Bộ Công Thương là cơ quan có trách nhiệm trong việc hợp tác, trao đổi, thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền của các nước có chung biên giới về cơ chế phối hợp trong quản lý hoạt động thương mại biên giới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.