Nữ viên chức công tác trong ngành Hải quan có được mặc quần bò khi đi làm không? Có được phép cho trang phục khi không dùng đến không?

Tôi có thắc mắc cần giải đáp như sau: Nữ viên chức công tác trong ngành Hải quan có được mặc quần bò khi đi làm không? Nữ viên chức đang công tác trong ngành Hải quan có được phép cho trang phục khi không dùng đến hay không? Câu hỏi của chị P (Hà Nội).

Nữ viên chức công tác trong ngành Hải quan có được mặc quần bò khi đi làm không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Quy chế về việc quản lý, sử dụng trang phục trong ngành hải quan ban bành kèm theo Quyết định 1062/QĐ-TCHQ năm 2021 quy định về mặc thường phục dân sự cụ thể như sau:

Quy định về mặc thường phục dân sự
Công chức, viên chức, người lao động tại điểm c, d, e, g khoản 3 Điều 2 Quy chế này khi mặc thường phục phải đảm bảo các quy định sau:
1. Mang mặc trang phục công sở, lịch sự, gọn gàng, cài đủ cúc, khóa, sử dụng quần âu dài, nữ mặc váy dài quá đầu gối, giày dép có cài quai hậu.
2. Tuyệt đối không mặc quần áo vải mỏng, sặc sỡ, quần bò, quần bó sát, áo sát nách, váy thun, váy vải mỏng, váy ngắn trên đầu gối hoặc những trang phục thiếu lịch sự khác.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì nữ viên chức công tác trong ngành Hải quan phải mang mặc trang phục công sở, lịch sự, gọn gàng, cài đủ cúc, khóa, sử dụng quần âu dài, nữ mặc váy dài quá đầu gối, giày dép có cài quai hậu.

theo đó, nghiêm cấm nữ viên chức công tác trong ngành Hải quan mặc quần áo vải mỏng, sặc sỡ, quần bò, quần bó sát, áo sát nách, váy thun, váy vải mỏng, váy ngắn trên đầu gối hoặc những trang phục thiếu lịch sự khác.

Do đó, nữ viên chức công tác trong ngành Hải quan không được mặc quần bò khi đi làm.

Nữ viên chức công tác trong ngành Hải quan có được mặc quần bò khi đi làm không? Có được phép cho trang phục khi không dùng đến không?

Nữ viên chức công tác trong ngành Hải quan có được mặc quần bò khi đi làm không? (Hình từ Internet)

Nữ viên chức công tác trong ngành Hải quan có được phép cho trang phục khi không dùng đến hay không?

Theo quy định tại Điều 17 Quy chế về việc quản lý, sử dụng trang phục trong ngành hải quan ban bành kèm theo Quyết định 1062/QĐ-TCHQ năm 2021 có quy định quản lý trang phục, như sau:

Quản lý trang phục
1. Công chức, viên chức, người lao động khi được cấp trang phục phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn cẩn thận và sử dụng đúng mục đích, đúng quy định. Nghiêm cấm cho, mượn, đổi, bán trang phục được cấp với người ngoài ngành Hải quan.
2. Đơn vị trực tiếp quản lý công chức khi thôi việc, chuyển ngành hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc có trách nhiệm thu hồi hải quan hiệu, cấp hiệu, biển tên, phù hiệu, mũ kêpi đã cấp.
3. Công chức, viên chức, người lao động khi nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội mà trang phục được cấp chưa hết niên hạn thì không phải thu hồi, nếu đã hết thời hạn mà chưa được cấp phát thì không được cấp phát.

Như vậy, theo quy định trên, nghiêm cấm cho, mượn, đổi, bán trang phục được cấp với người ngoài ngành Hải quan.

Do đó, nữ viên chức công tác khi đang công tác trong ngành Hải quan không được phép cho trang phục được cấp khi không dùng đến.

Bên cạnh đó, nữ viên chức công tác trong ngành Hải quan khi được cấp trang phục phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn cẩn thận và sử dụng đúng mục đích, đúng quy định.

Lễ phục trong ngành Hải quan có được sử dụng trong trường hợp dự lễ tang cấp nhà nước không?

Căn cứ theo Điều 4 Quy chế về việc quản lý, sử dụng trang phục trong ngành hải quan ban bành kèm theo Quyết định 1062/QĐ-TCHQ năm 2021 quy định về sử dụng lễ phục cụ thể như sau:

Quy định về sử dụng lễ phục
1. Lễ phục được sử dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Dự Đại hội Đảng các cấp, Đại hội của các tổ chức chính trị-xã hội.
b) Dự lễ đón tiếp lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các cuộc hội đàm, đón tiếp khách quốc tế (khi có yêu cầu).
c) Dự lễ đón nhận huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự nhà nước (khi có yêu cầu).
d) Dự mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, mít tinh kỷ niệm ngày thành lập của ngành, của đơn vị; sự kiện quan trọng cấp tỉnh trở lên.
e) Dự lễ tang cấp nhà nước (khi có yêu cầu).
2. Khi mang, mặc lễ phục, người sử dụng phải mặc đồng bộ theo mẫu số 01 đính kèm Quy chế này gồm: áo lễ phục, áo sơ mi trắng, quần lễ phục, phù hiệu, cấp hiệu, cà vạt, giày da đen, găng tay trắng (khi cần), tất chân, mũ kê pi lễ phục, thắt lưng, biển tên theo quy định. Trên ngực trái lễ phục được đeo Huân chương, Huy chương, Kỷ niệm chương, Huy hiệu... (nếu có) do Nhà nước Việt Nam và nước ngoài tặng thưởng.

Như vậy, căn cứ quy định trên, lễ phục sẽ được sử dụng trong các trường hợp nêu trên. Trong đó, lễ phục sẽ được sử dụng trong trường hợp dự lễ tang cấp nhà nước khi có yêu cầu.

Và, người sử dụng phải mặc đồng bộ theo mẫu quy định của pháp luật. Phải mặc đồng bộ theo mẫu số 01 đính kèm Quy chế này gồm: áo lễ phục, áo sơ mi trắng, quần lễ phục, phù hiệu, cấp hiệu, cà vạt, giày da đen, găng tay trắng (khi cần), tất chân, mũ kê pi lễ phục, thắt lưng, biển tên theo quy định. Trên ngực trái lễ phục được đeo Huân chương, Huy chương, Kỷ niệm chương, Huy hiệu... (nếu có) do Nhà nước Việt Nam và nước ngoài tặng thưởng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
581 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào