Nộp phí Hội người cao tuổi tại địa phương được quy định như thế nào? Có phải ai cũng phải đóng phí hội người cao tuổi không?

Gia đình tôi chỉ có 2 vợ chồng già tuổi đều trên 60 là hội viên hội người cao tuổi của phường. Hàng năm tổ dân phố nơi gia đình tôi cư trú cử người đến thu các khoản phí. Tôi hỏi gồm có các loại phí nào, bắt buộc hay tự nguyện thì được người cử đến thu hầu hết là phí tự nguyện. Xin thư viện pháp luật giải đáp cho tôi theo quy định của nhà nước và theo luật người cao tuổi thì vợ chồng già chúng tôi phải nộp các loại phí bắt buộc và loại phí tự nguyện nào?

Hội viên trong hội người cao tuổi quy định ra sao?

Căn cứ Điều 9 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người cao tuổi Việt Nam (Phê duyệt kèm theo Quyết định 972/QĐ-BNV ngày 24 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ) quy định về hội viên như sau:

- Công dân Việt Nam từ đủ 60 (sáu mươi) tuổi trở lên, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, được chi hội hoặc Ban Chấp hành Hội Người cao tuổi cơ sở (nơi chưa có chi hội) đồng ý thì được công nhận là hội viên, được cấp thẻ hội viên. Trường hợp công dân Việt Nam từ 55 (năm mươi lăm) tuổi đến dưới 60 (sáu mươi) tuổi, tự nguyện và tích cực tham gia Hội hoặc được cử làm công tác Hội, được xem xét công nhận là hội viên.

- Ban Thường vụ Hội quy định cụ thể về công nhận, xóa tên hội viên phù hợp Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.

Nộp phí hội người cao tuổi

Nộp phí hội người cao tuổi

Người cao tuổi là hội viên của "Hội người cao tuổi" phải nộp những loại phí nào?

Căn cứ Điều 26 Luật người cao tuổi năm 2009 quy định về kinh phí hoạt động của Hội người cao tuổi Việt Nam như sau:

- Kinh phí hoạt động của Hội người cao tuổi Việt Nam được hình thành từ các nguồn sau đây:

+ Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;

+ Hội phí của hội viên;

+ Các nguồn thu hợp pháp khác.

- Hội người cao tuổi Việt Nam quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định trên thì không có quy định về đóng phí Hội người cao tuổi.

Nhiệm vụ của hội viên được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 10 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người cao tuổi Việt Nam ( Phê duyệt kèm theo Quyết định 972/QĐ-BNV ngày 24 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ) quy định về nhiệm vụ của hội viên như sau:

- Chấp hành Điều lệ Hội, các nghị quyết của Hội, tham gia sinh hoạt, hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Hội.

- Tuyên truyền, giáo dục trong gia đình và xã hội về lòng yêu nước, đạo lý và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Truyền thụ kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, tri thức của bản thân cho thế hệ trẻ.

- Gương mẫu thực hiện và vận động nhân dân cùng thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chương trình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, các quy chế, quy ước của địa phương.

- Đóng hội phí đầy đủ theo quy định của Hội.

Như vậy nếu như vợ chồng anh tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, được chi hội hoặc Ban Chấp hành Hội Người cao tuổi cơ sở (nơi chưa có chi hội) đồng ý thì được công nhận là hội viên, được cấp thẻ hội viên thì phải chấp hành nhiệm vụ theo Điều lệ hội bao gồm cả việc đóng hội phí theo quy định của hội.

Quyền của hội viên ra sao?

Căn cứ Điều 11 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người cao tuổi Việt Nam ( Phê duyệt kèm theo Quyết định 972/QĐ-BNV ngày 24 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ) quy định về quyền của hội viên như sau:

- Được Hội hướng dẫn, tạo điều kiện để hưởng mọi quyền lợi theo quy định của Luật Người cao tuổi và các văn bản quy phạm pháp luật khác về chế độ, chính sách đối với người cao tuổi.

- Thực hiện quyền dân chủ, bình đẳng trong sinh hoạt, hoạt động xây dựng Hội, trong việc phê bình, chất vấn, giám sát các cơ quan lãnh đạo hoặc cá nhân lãnh đạo của Hội về những vấn đề liên quan đến người cao tuổi và Hội Người cao tuổi.

- Thảo luận và biểu quyết các chủ trương công tác của Hội, ứng cử, đề cử và bầu cử các cơ quan lãnh đạo của Hội theo quy định của Điều lệ Hội.

- Được Hội tạo điều kiện để chăm sóc và phát huy khả năng của mình; được bảo vệ khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; được giúp đỡ khi gặp khó khăn, hoạn nạn; được thăm hỏi khi ốm đau; được chúc thọ, mừng thọ khi đến tuổi quy định; được phúng viếng, tiễn đưa khi qua đời.

Như vậy, trên đây là toàn bộ bài tư vấn gửi đến anh tham khảo thêm nhé.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

15,209 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào