Nội dung và hình thức phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh quy định như thế nào? Người hoạt động không chuyên trách ở xã có được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh không?
Nội dung và hình thức phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh quy định như thế nào?
Phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh (Hình từ Internet)
Căn cứ vào Điều 19 và Điều 20 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 quy định như sau:
Điều 19. Nội dung phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh
Những hiểu biết cần thiết về độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; nhiệm vụ quốc phòng và an ninh trong từng thời kỳ; phòng thủ dân sự; trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Điều 20. Hình thức phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh
1. Thông qua báo cáo viên, tuyên truyền viên và các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Thông qua các buổi sinh hoạt cộng đồng dân cư, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức đoàn thể, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao, hoạt động của thiết chế văn hóa cơ sở và các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống.
3. Lồng ghép vào các đợt gọi công dân nhập ngũ, ngày kỷ niệm, ngày truyền thống.
4. Thông qua hoạt động của cơ quan, tổ chức quản lý di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, khu bảo tồn thiên nhiên, khu tưởng niệm, đài kỷ niệm, nghĩa trang liệt sỹ, nhà truyền thống, nhà bảo tàng, cung văn hóa, thể thao thanh niên, thiếu niên, câu lạc bộ thể thao quốc phòng và an ninh.
5. Các hình thức khác phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương và cộng đồng dân cư.
Như vậy, nội dung phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh gồm:
Những hiểu biết cần thiết về độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; nhiệm vụ quốc phòng và an ninh trong từng thời kỳ; phòng thủ dân sự; trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thông qua các hình thức sau:
+ Thông qua báo cáo viên, tuyên truyền viên và các phương tiện thông tin đại chúng.
+ Thông qua các buổi sinh hoạt cộng đồng dân cư, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức đoàn thể, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao, hoạt động của thiết chế văn hóa cơ sở và các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống.
+ Lồng ghép vào các đợt gọi công dân nhập ngũ, ngày kỷ niệm, ngày truyền thống.
+ Thông qua hoạt động của cơ quan, tổ chức quản lý di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, khu bảo tồn thiên nhiên, khu tưởng niệm, đài kỷ niệm, nghĩa trang liệt sỹ, nhà truyền thống, nhà bảo tàng, cung văn hóa, thể thao thanh niên, thiếu niên, câu lạc bộ thể thao quốc phòng và an ninh.
+ Các hình thức khác phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương và cộng đồng dân cư.
Người hoạt động không chuyên trách ở xã có được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 quy định như sau:
Đối với đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
1. Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước.
2. Đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh bao gồm:
a) Cán bộ, công chức; viên chức quản lý;
b) Đại biểu dân cử;
c) Người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước;
d) Những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã); trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố (sau đây gọi là thôn); trưởng các đoàn thể ở thôn;
đ) Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Chương trình, nội dung, hình thức, thời gian bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý và yêu cầu nhiệm vụ.
Đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh bao gồm:
+ Cán bộ, công chức; viên chức quản lý;
+ Đại biểu dân cử;
+ Người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước;
+ Những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã); trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố (sau đây gọi là thôn); trưởng các đoàn thể ở thôn;
+ Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Như vậy, những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã); trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố (sau đây gọi là thôn); trưởng các đoàn thể ở thôn thuộc đối tượng được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh anh nha.
Người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước có phải tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh không?
Căn cứ vào Điều 15 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 quy định như sau:
Đối với người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập
1. Người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước phải tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh bao gồm:
a) Doanh nghiệp có quy mô vừa trở lên;
b) Doanh nghiệp hoạt động phục vụ quốc phòng và an ninh;
c) Doanh nghiệp hoạt động ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
2. Người quản lý đơn vị sự nghiệp ngoài công lập phải tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh.
3. Nội dung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho người quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này tập trung vào chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh.
4. Quy định tại Điều này không áp dụng cho người nước ngoài.
Như vậy, theo quy định trên thì người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước phải tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh bao gồm:
+ Doanh nghiệp có quy mô vừa trở lên;
+ Doanh nghiệp hoạt động phục vụ quốc phòng và an ninh;
+ Doanh nghiệp hoạt động ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
+ Người quản lý đơn vị sự nghiệp ngoài công lập phải tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh.
Lưu ý: Quy định tại Điều này không áp dụng cho người nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.