Nội dung thực hiện của công tác thông tin truyền thông về công tác giảm nghèo đa chiều được quy định thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến công tác thông tin truyền thông. Cho tôi hỏi nội dung thực hiện của công tác thông tin truyền thông về công tác giảm nghèo đa chiều được quy định thế nào? Câu hỏi của chị Hoàng Vy ở Hà Giang.

Dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 06/2022/TT-BTTTT quy định về nguyên tắc thực hiện của Dự án như sau:

Nguyên tắc thực hiện của Dự án
1. Không trùng lặp với nội dung thực hiện ở các chương trình, đề án, dự án sử dụng ngân sách nhà nước khác.
2. Ưu tiên hỗ trợ thực hiện Dự án đối với các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; đảm bảo phù hợp với khả năng tiếp cận thông tin của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện nghèo, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Quy định rõ các nội dung nhiệm vụ đặc thù của Tiểu dự án giảm nghèo về thông tin để phục vụ công tác quản lý kế hoạch thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Tiểu dự án này tại các địa phương.
4. Xác định rõ trách nhiệm của các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý, thực hiện Dự án.
5. Quản lý, sử dụng nguồn vốn thực hiện Dự án đúng quy định của pháp luật; đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả; tăng cường lồng ghép, kế thừa kết quả thực hiện của các chương trình, đề án khác, tránh lãng phí.
6. Bảo đảm công khai, minh bạch trong việc sử dụng các nguồn kinh phí được phân bổ thực hiện Dự án.

Theo đó, dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin được thực hiện dựa trên những nguyên tắc được quy định tại Điều 2 nêu trên.

Trong đó có nguyên tắc xác định rõ trách nhiệm của các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý, thực hiện Dự án.

Công tác thông tin truyền thông

Công tác thông tin truyền thông (Hình từ Internet)

Nội dung thực hiện của công tác thông tin truyền thông về công tác giảm nghèo đa chiều được quy định thế nào?

Theo Điều 14 Thông tư 06/2022/TT-BTTTT quy định về nhiệm vụ công tác thông tin truyền thông về công tác giảm nghèo đa chiều như sau:

Nhiệm vụ công tác thông tin, truyền thông về công tác giảm nghèo đa chiều
1. Thông tin, tuyên truyền đầy đủ, kịp thời về công tác giảm nghèo đa chiều trên cơ sở các chuẩn nghèo đa chiều quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025.
2. Nội dung thực hiện:
a) Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo bền vững; nâng cao nhận thức và trách nhiệm các cấp, các ngành và toàn xã hội trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo và công tác huy động nguồn lực đóng góp cho công tác giảm nghèo bền vững;
b) Tình hình thực hiện giảm nghèo đa chiều trên các lĩnh vực; những kinh nghiệm trong sản xuất, gương điển hình về giảm nghèo bền vững;
c) Phổ biến, định hướng cho người dân tham gia, thụ hưởng Chương trình; tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về việc làm, giáo dục nghề nghiệp, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin, trợ giúp pháp lý, trợ giúp xã hội và bình đẳng giới;
d) Về quản lý thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
3. Ưu tiên công tác thông tin, tuyên truyền đến khu vực có tỷ lệ hộ nghèo cao.

Theo quy định trên, việc thông tin, tuyên truyền đầy đủ, kịp thời về công tác giảm nghèo đa chiều được thực hiện trên cơ sở các chuẩn nghèo đa chiều theo quy định. Và ưu tiên công tác thông tin, tuyên truyền đến khu vực có tỷ lệ hộ nghèo cao.

Nội dung thực hiện của công tác thông tin truyền thông về công tác giảm nghèo đa chiều được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 14 nêu trên.

Công tác thông tin truyền thông về giảm nghèo đa chiều được thực hiện bằng những hình thức nào?

Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 06/2022/TT-BTTTT về các hình thức thông tin, tuyên truyền về giảm nghèo đa chiều như sau:

Các hình thức thông tin, tuyên truyền về giảm nghèo đa chiều
1. Thông tin, tuyên truyền trên báo chí, xuất bản phẩm: Sản xuất các tác phẩm báo chí, xuất bản phẩm, sản phẩm truyền thông khác có nội dung về công tác giảm nghèo đa chiều, bao gồm các ấn phẩm, chuyên trang, chuyên mục trên các sản phẩm báo chí; đối thoại chính sách trên báo hình, báo nói, báo điện tử.
2. Thông tin, tuyên truyền qua các hình thức: Sân khấu hóa; sản xuất, phát hành, đăng tải các sản phẩm truyền thông khác (tờ rơi, sổ tay, video clip, chương trình phát thanh, truyền hình).
3. Thực hiện các nội dung truyền thông để phổ biến tại các buổi sinh hoạt cộng đồng có chủ đề về công tác giảm nghèo và tuyên truyền, phổ biến thông qua các hoạt động thông tin lưu động ở cơ sở, ưu tiên thực hiện trên đài truyền thanh xã.
4. Tổ chức nói chuyện chuyên đề, phổ biến cho hộ nghèo về chính sách giảm nghèo, kinh nghiệm, gương điển hình về giảm nghèo tại cộng đồng dân cư.
5. Tổ chức các hoạt động, phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, biểu dương, khen thưởng các địa phương, cộng đồng, hộ nghèo và tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực giảm nghèo.
6. Phát động các cuộc thi về thông tin, tuyên truyền trên báo chí và các hình thức khác về công tác giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững.
7. Phát triển, tăng cường hoạt động Trang thông tin điện tử về giảm nghèo của các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương, bao gồm nâng cấp phần cứng, phần mềm, sản xuất nội dung thông tin để đăng trên trang thông tin điện tử và hỗ trợ duy trì, vận hành Trang thông tin điện tử.

Như vậy, công tác thông tin tuyên truyền về giảm nghèo đa chiều được thực hiện bằng những hình thức được quy định tại Điều 15 nêu trên.

Trong đó có tổ chức nói chuyện chuyên đề, phổ biến cho hộ nghèo về chính sách giảm nghèo, kinh nghiệm, gương điển hình về giảm nghèo tại cộng đồng dân cư.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,532 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào