Nội dung hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô gồm những gì? Tổ chức này được tổ chức, quản lý theo cơ cấu như thế nào?
- Nội dung hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô gồm những gì?
- Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được tổ chức, quản lý theo cơ cấu như thế nào?
- Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có những quyền và nghĩa vụ như thế nào?
- Đại lý bảo hiểm cung cấp bảo hiểm vi mô phải có một trong các loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm nào?
Nội dung hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô gồm những gì?
Nội dung hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được quy định tại Điều 19 Nghị định 21/2023/NĐ-CP như sau:
Nội dung hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô
Nội dung hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô gồm:
1. Cung cấp sản phẩm bảo hiểm vi mô.
2. Đầu tư vốn hoạt động, quỹ dự trữ bắt buộc và vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
Như vậy, nội dung hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô gồm:
- Cung cấp sản phẩm bảo hiểm vi mô.
- Đầu tư vốn hoạt động, quỹ dự trữ bắt buộc và vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được tổ chức, quản lý theo cơ cấu như thế nào?
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được tổ chức, quản lý theo cơ cấu được quy định tại Điều 20 Nghị định 21/2023/NĐ-CP như sau:
(1) Trường hợp tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có thành viên sáng lập là cá nhân là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và là thành viên của tổ chức dự kiến thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, cơ cấu tổ chức của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm:
- Đại hội thành viên;
- Hội đồng quản trị;
- Tổng giám đốc (Giám đốc);
- Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên.
(2) Trường hợp tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô mà thành viên sáng lập là tổ chức đại diện thành viên theo quy định của pháp luật, cơ cấu tổ chức của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm:
- Tổ chức đại diện thành viên;
- Hội đồng quản trị;
- Tổng giám đốc (Giám đốc);
- Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên.
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô (Hình từ Internet)
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có những quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 30 Nghị định 21/2023/NĐ-CP như sau:
(1) Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có quyền:
- Thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô;
- Yêu cầu thành viên tham gia bảo hiểm vi mô cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm vi mô:
- Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp phát hiện thành viên tham gia bảo hiểm vi mô cố ý cung cấp thông tin sai sự thật và thông tin này liên quan trực tiếp đến sự kiện bảo hiểm;
- Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi bảo hiểm hoặc loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô;
- Các quyền khác theo quy định pháp luật, thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô và quy định tại Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
(2) Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có nghĩa vụ:
- Cung cấp thông tin và giải thích đầy đủ, chính xác về quy tắc, điều kiện, điều khoản sản phẩm bảo hiểm vi mô cho thành viên tham gia bảo hiểm vi mô; quyền, nghĩa vụ của thành viên tham gia bảo hiểm vi mô;
- Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
- Theo dõi, đối chiếu và xác nhận thống nhất thông tin với thành viên tham gia bảo hiểm vi mô về sản phẩm bảo hiểm vi mô mà thành viên đã tham gia, số phí bảo hiểm đã đóng và kỳ đóng phí, số tiền bảo hiểm được chi trả;
- Thông báo cho thành viên tham gia bảo hiểm vi mô về kết quả hoạt động bảo hiểm vi mô định kỳ hàng năm, kế hoạch sử dụng kết quả hoạt động bảo hiểm vi mô.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật, thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô và quy định tại Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
Đại lý bảo hiểm cung cấp bảo hiểm vi mô phải có một trong các loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm nào?
Đại lý bảo hiểm cung cấp bảo hiểm vi mô phải có một trong các loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm được quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định 21/2023/NĐ-CP như sau:
Phân phối sản phẩm bảo hiểm vi mô
1. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có thể phân phối sản phẩm bảo hiểm vi mô thông qua các tổ chức, cá nhân sau:
a) Các thành viên tham gia bảo hiểm vi mô;
b) Đại lý bảo hiểm.
2. Các thành viên tham gia bảo hiểm vi mô thực hiện tư vấn về sản phẩm bảo hiểm vi mô, hỗ trợ giao kết hợp đồng bảo hiểm vi mô thì phải được đào tạo tối thiểu 14 giờ/năm về sản phẩm bảo hiểm vi mô trước khi thực hiện. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có trách nhiệm đào tạo cho các thành viên.
3. Đại lý bảo hiểm cung cấp bảo hiểm vi mô phải có một trong các loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm sau đây:
a) Chứng chỉ đại lý bảo hiểm nhân thọ cơ bản;
b) Chứng chỉ đại lý bảo hiểm sức khỏe;
c) Chứng chỉ đại lý bảo hiểm phi nhân thọ cơ bản (chỉ áp dụng đối với đại lý bảo hiểm cung cấp sản phẩm bảo hiểm vi mô có quyền lợi bảo hiểm tài sản).
Theo đó, đại lý bảo hiểm cung cấp bảo hiểm vi mô phải có một trong các loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm sau:
- Chứng chỉ đại lý bảo hiểm nhân thọ cơ bản;
- Chứng chỉ đại lý bảo hiểm sức khỏe;
- Chứng chỉ đại lý bảo hiểm phi nhân thọ cơ bản (chỉ áp dụng đối với đại lý bảo hiểm cung cấp sản phẩm bảo hiểm vi mô có quyền lợi bảo hiểm tài sản).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.