Nội dung hóa đơn trị giá hải quan trong hồ sơ hải quan không thống nhất với nhau thì xử lý như thế nào?

Công ty tôi nhập lô hàng thì có tham vấn về trị giá hải quan nhưng cơ quan hải quan lại áp giá trên hóa đơn cao hơn so với giá ban đầu. Sau đó chuyển qua thông quan thì họ yêu cầu giá trên hợp đồng và giá trên hóa đơn thương mại phải giống nhau. Tôi muốn hỏi công ty tôi phải làm gì trong trường hợp này? Mong được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Trị giá hải quan là gì?

Căn cứ khoản 24 Điều 4 Luật Hải quan 2014 quy định về trị giá hải quan như sau:

"Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
24. Trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ cho mục đích tính thuế, thống kê hải quan."

Trị giá hải quan dùng để làm gì?

Căn cứ quy định tại Điều 86 Luật Hải quan 2014 về trị giá hải quan như sau:

"Điều 86. Trị giá hải quan
1. Trị giá hải quan được sử dụng làm cơ sở cho việc tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất, không bao gồm phí bảo hiểm và phí vận tải quốc tế.
3. Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."

Như vậy, trị giá hải quan dùng để làm căn cứ cho việc tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Nội dung hóa đơn trị giá hải quan trong hồ sơ hải quan không thống nhất với nhau thì xử lý như thế nào?

Nội dung hóa đơn trị giá hải quan trong hồ sơ hải quan không thống nhất với nhau thì xử lý như thế nào?

Nội dung hóa đơn trị giá hải quan trong hồ sơ hải quan không thống nhất với nhau thì xử lý như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan 2014 quy định về nghĩa vụ của người khai hải quan như sau:

"Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan
...
2. Người khai hải quan là chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải có nghĩa vụ:
a) Khai hải quan và làm thủ tục hải quan theo quy định của Luật này;
b) Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin để cơ quan hải quan thực hiện xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình; về sự thống nhất nội dung thông tin giữa hồ sơ lưu tại doanh nghiệp với hồ sơ lưu tại cơ quan hải quan;
d) Thực hiện quyết định và yêu cầu của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải;
đ) Lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đã được thông quan trong thời hạn 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; lưu giữ sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn do pháp luật quy định; xuất trình hồ sơ, cung cấp thông tin, chứng từ liên quan khi cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra theo quy định tại các điều 32, 79 và 80 của Luật này;
e) Bố trí người, phương tiện thực hiện các công việc liên quan để công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
g) Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan."

Và theo điểm a.2 khoản 3 Điều 25 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) về xử lý kết quả kiểm tra trị giá hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan như sau:

“Điều 25. Kiểm tra trị giá hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan
3. Xử lý kết quả kiểm tra
a) Trường hợp có đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo:
Cơ quan hải quan ban hành Thông báo trị giá hải quan theo mẫu số 02B/TB-TGHQ/TXNK Phụ lục VI kèm Thông tư này (sau đây gọi là Thông báo trị giá hải quan) và đề nghị người khai hải quan thực hiện khai bổ sung trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo và giải phóng hàng hóa theo quy định. Nếu người khai hải quan khai bổ sung theo Thông báo trị giá hải quan trong thời hạn nêu trên thì cơ quan hải quan thực hiện thông quan hàng hóa theo quy định, xử lý vi phạm (nếu có). Quá thời hạn mà người khai hải quan không thực hiện khai bổ sung hoặc khai bổ sung không đúng theo Thông báo trị giá hải quan, cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế để thông quan hàng hóa theo quy định, xử lý vi phạm (nếu có).
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có đủ bác bỏ trị giá khai báo nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
...
a.2) Có mâu thuẫn về nội dung liên quan đến trị giá hải quan giữa các chứng từ trong hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan;”

Như vậy, theo nguyên tắc khi khai báo hồ sơ hải quan, các số liệu như đơn giá, số lượng,… phải phù hợp và nhất quán giữa các chứng từ với nhau. Do đó, người khai hải quan có thể cung cấp Biên bản tham vấn, Thông báo trị giá hải quan và chứng từ khác liên quan về Invoice giá tạm tính, giá chính thức, chứng từ thanh toán,… cho đơn vị Hải quan kiểm tra sau thông quan để giải trình tính hợp lý và thống nhất.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,962 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào