Nội dung di chúc yêu cầu không được chuyển nhượng, tặng cho di sản thừa kế lại cho người khác thì có đúng không?
Người lập di chúc có quyền giao nghĩa vụ cho những người hưởng di sản thừa kế không?
Căn cứ vào Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền thừa kế như sau:
Quyền thừa kế
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Như vậy, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình khi qua đời, cho nên việc lập di chúc như thế nào là quyền của họ vì đây là tài sản của họ.
Đồng thời, tại khoản 4 Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người lập di chúc có quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế, nếu đối chiếu trong trường hợp của mình thì người ông đang thực hiện việc giao nghĩa vụ là các con, cháu không được bán phần di sản mà ông đã để lại cho mọi người, việc này là hoàn toàn phù hợp với quy định.
Hiện tại chỉ có quy định liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng tại Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng mà không được chuyển nhượng hay tặng cho người khác.
Nội dung di chúc yêu cầu không được chuyển nhượng, tặng cho di sản thừa kế lại cho người khác có đúng không? (Hình từ Internet)
Nội dung di chúc yêu cầu không được chuyển nhượng, tặng cho di sản thừa kế lại cho người khác có đúng không?
Tuy nhiên, trên thực tế để thực hiện đúng di nguyện của ông thì rất khó vì khó có ai có thể đứng ra kiểm soát được việc sử dụng đất này sẽ như thế nào trong suốt một thời gian dài.
Theo quy định tại Điều 95 Luật Đất đai 2013 thì khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất từ người ông thì những người được thừa kế sẽ thực hiện thủ tục đăng ký biến động để ghi nhận thành quyền sử dụng đất của họ trên Giấy chứng nhận.
Và sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013) thì họ hoàn toàn có quyền quyết định sử dụng mảnh đất này, muốn chuyển nhượng hay tặng cho ai cũng là quyền quyết định của họ.
Trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng sẽ không ghi nhận điều kiện nhận di sản thừa kế như trong di chúc vào trong nội dung của Giấy chứng nhận nên cũng không có cơ sở nào để cơ quan có thẩm quyền từ chối thực hiện các thủ tục liên quan như chuyển nhượng, tặng cho trong tương lai.
Cho nên trong trường hợp này, di nguyện của người ông là chỉ muốn để lại cho con cháu, không muốn con cháu chuyển nhượng hay tặng di sản thừa kế cho người ngoài thì nó cũng chỉ có giá trị về mặt tình cảm, nếu các con cháu thương và muốn làm đúng di nguyện của ông thì quá tốt.
Tuy nhiên nếu họ muốn chuyển nhượng hay tặng cho người khác thì về mặt quy định pháp luật là được, không có gì sai và cũng rất khó để kiểm soát việc đó.
Di sản thừa kế dùng vào việc thờ cúng được quy định ra sao?
Căn cứ vào Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 thì di sản thừa kế dùng vào việc thờ cúng như sau:
Di sản dùng vào việc thờ cúng
1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản thừa kế dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.