Nội dung đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài kết thúc bao gồm những nội dung gì? Giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài dựa trên nguyên tắc nào?
Nội dung đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài kết thúc bao gồm những nội dung nào?
Theo Điều 20 Thông tư 02/2022/TT-BKHĐT quy định như sau:
Nội dung đánh giá kết thúc
1. Tiến độ góp vốn điều lệ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, vốn pháp định (đối với ngành nghề yêu cầu phải có vốn pháp định), góp vốn đầu tư của dự án có vốn đầu tư nước ngoài; việc huy động và sử dụng vốn huy động theo quy định của pháp luật.
2. Tiến độ thực hiện dự án so với tiến độ được quy định tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
3. Việc sử dụng đất, sử dụng lao động của dự án; việc tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
4. Việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.
5. Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, các nguồn lực đã huy động, tiến độ thực hiện, lợi ích dự án.
6. Đề xuất và kiến nghị.
Theo đó, nội dung đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài kết thúc bao gồm:
- Tiến độ góp vốn điều lệ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, vốn pháp định (đối với ngành nghề yêu cầu phải có vốn pháp định), góp vốn đầu tư của dự án có vốn đầu tư nước ngoài; việc huy động và sử dụng vốn huy động theo quy định của pháp luật.
- Tiến độ thực hiện dự án so với tiến độ được quy định tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Việc sử dụng đất, sử dụng lao động của dự án; việc tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.
- Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, các nguồn lực đã huy động, tiến độ thực hiện, lợi ích dự án.
- Đề xuất và kiến nghị.
Giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài dựa trên nguyên tắc nào?
Tại Điều 3 Thông tư 02/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn về công tác giám sát, đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành như sau:
Nguyên tắc giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài
1. Đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, trình tự, thủ tục và trên cơ sở quy định pháp luật.
2. Không chồng chéo, trùng lặp về phạm vi đối tượng, thời gian và nội dung kiểm tra; phối hợp trong theo dõi, kiểm tra, đánh giá.
3. Kịp thời, khách quan, chính xác và nghiêm minh.
4. Công khai, minh bạch, không gây cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài đang trong quá trình giám sát, đánh giá.
Như vậy, giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài dựa trên nguyên tắc sau đây:
- Đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, trình tự, thủ tục và trên cơ sở quy định pháp luật.
- Không chồng chéo, trùng lặp về phạm vi đối tượng, thời gian và nội dung kiểm tra; phối hợp trong theo dõi, kiểm tra, đánh giá.
- Kịp thời, khách quan, chính xác và nghiêm minh.
- Công khai, minh bạch, không gây cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài đang trong quá trình giám sát, đánh giá.
Hoạt động đầu tư nước ngoài (Hình từ Internet)
Thẩm quyền giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 02/2022/TT-BKHĐT quy định cụ thể:
(1) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài;
- Giám sát và đánh giá tổng thể dự án có vốn đầu tư nước ngoài;
- Kiểm tra các dự án có vốn đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội; dự án có quy mô lớn, tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội; và các dự án khác theo chỉ đạo của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ.
(2) Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
- Chủ trì giám sát, đánh giá tình hình thực hiện các quy định của pháp luật chuyên ngành đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có liên quan tới lĩnh vực quản lý theo thẩm quyền.
Các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên ngành được ủy quyền cho các cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương chủ trì giám sát, đánh giá chuyên sâu về lĩnh vực quản lý ngành. Các cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương có trách nhiệm báo cáo kết quả giám sát, đánh giá dự án đầu tư trên địa bàn về các bộ quản lý chuyên ngành và cơ quan đăng ký đầu tư trên địa bàn.
- Đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành thuộc thẩm quyền xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương) của các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên ngành sẽ chịu sự giám sát, đánh giá của các cơ quan này theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên ngành có trách nhiệm gửi báo cáo thực hiện giám sát, đánh giá cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp theo định kỳ hàng năm vào thời điểm trước ngày 01 tháng 3 của năm sau năm báo cáo.
- Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể hoạt động đầu tư nước ngoài trong phạm vi ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.
(3) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Tổ chức thực hiện giám sát và đánh giá tổng thể về hoạt động đầu tư nước ngoài trong phạm vi quản lý của địa phương;
- Trực tiếp hoặc giao nhiệm vụ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn và các cấp, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giám sát, đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn.
(4) Cơ quan đăng ký đầu tư giám sát, đánh giá các tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật về đầu tư.
(5) Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tự thực hiện giám sát, đánh giá dự án theo quy định tại Điều 70, điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 74 và khoản 2 Điều 96 Nghị định 29/2021/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.