Nội dung đánh giá an toàn đê sông và báo cáo đánh giá an toàn đê sông được quy định như thế nào?

Đánh giá an toàn đê sông bao gồm những nội dung gì? Đánh giá an toàn đê sông trong bước kiểm định đê sông bao gồm những nội dung gì? Báo cáo đánh giá an toàn đê sông cần bao gồm những nội dung gì? Câu hỏi đến từ anh T.L ở Long Thành.

Đánh giá an toàn đê sông bao gồm những nội dung gì?

Nội dung đánh giá an toàn đê sông căn cứ theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12317:2018 quy định như sau:

Nội dung đánh giá an toàn đê sông
Nội dung đánh giá an toàn đê sông bao gồm: đánh giá về chất lượng công trình, khả năng phòng lũ, ổn định kết cấu, ổn định thấm, ổn định đoạn nối tiếp đê với công trình giao cắt và đánh giá công tác quản lý vận hành;
Nội dung đánh giá an toàn đê sông áp dụng cho công tác Kiểm tra đê sông và công tác Kiểm định an toàn đê.

Theo đó, nội dung đánh giá an toàn đê sông bao gồm:

Đánh giá về chất lượng công trình, khả năng phòng lũ, ổn định kết cấu, ổn định thấm, ổn định đoạn nối tiếp đê với công trình giao cắt và đánh giá công tác quản lý vận hành.

Nội dung đánh giá an toàn đê sông áp dụng cho công tác Kiểm tra đê sông và công tác Kiểm định an toàn đê.

Đánh giá an toàn đê sông

Đánh giá an toàn đê sông (Hình từ Internet)

Đánh giá an toàn đê sông trong bước kiểm định đê sông bao gồm những nội dung gì?

Nội dung đánh giá an toàn đê sông trong bước kiểm định đê sông quy định ở tiểu mục 7.3 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12317:2018 cụ thể:

Kiểm định an toàn đê
7.1 Công tác chuẩn bị
Danh mục các tài liệu kỹ thuật phục vụ công tác kiểm định đê sông quy định tại Phụ lục A. Các tài liệu phục vụ nghiên cứu chuyên sâu còn thiếu phải được thu thập, khảo sát đầy đủ về nội dung, thành phần, khối lượng theo quy định.
7.2 Đối tượng kiểm định
Đê sông cấp III, cấp II, cấp I và cấp đặc biệt.
7.3 Nội dung kiểm định
7.3.1 Nội dung đánh giá an toàn đê sông trong bước kiểm định đê sông bao gồm:
- Đánh giá an toàn đê sông qua công tác kiểm tra tại hiện trường;
- Đánh giá chất lượng công trình đê sông;
- Đánh giá an toàn phòng lũ;
- Đánh giá an toàn kết cấu;
- Đánh giá an toàn dòng thấm;
- Đánh giá an toàn của đoạn nối tiếp đê và công trình giao cắt;
- Đánh giá công tác quản lý vận hành.
7.3.2 Quy định chung:
Hạng mục an toàn phòng lũ, an toàn kết cấu, an toàn thấm được tính toán kiểm định cho từng mặt cắt điển hình đã chọn, kết hợp kiểm tra hiện trường để đánh giá cho các đơn nguyên;
Hạng mục chất lượng công trình, quản lý vận hành và đoạn nối tiếp đê với công trình giao cắt dựa vào trạng thái tổng thể của đơn nguyên chỉ định để phân tích đánh giá.
7.3.3 Đánh giá chất lượng đê qua công tác kiểm tra tại hiện trường: thực hiện theo Điều 6 của tiêu chuẩn này.
...

Theo đó, nội dung đánh giá an toàn đê sông trong bước kiểm định đê sông bao gồm:

- Đánh giá an toàn đê sông qua công tác kiểm tra tại hiện trường;

- Đánh giá chất lượng công trình đê sông;

- Đánh giá an toàn phòng lũ;

- Đánh giá an toàn kết cấu;

- Đánh giá an toàn dòng thấm;

- Đánh giá an toàn của đoạn nối tiếp đê và công trình giao cắt;

- Đánh giá công tác quản lý vận hành.

Báo cáo đánh giá an toàn đê sông cần bao gồm những nội dung gì?

Nội dung báo cáo đánh giá an toàn đê sông được quy định ở Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12317:2018 cụ thể:

Báo cáo kết quả đánh giá an toàn đê sông
Báo cáo đánh giá an toàn đê sông cần bao gồm những nội dung sau:
- Báo cáo quá trình công tác đánh giá;
- Tình hình các hạng mục của công trình;
- Chỉnh lý và bổ sung số liệu về an toàn;
- Đánh giá an toàn đê sông qua công tác kiểm tra tại hiện trường;
- Đánh giá chất lượng công trình đê sông;
- Đánh giá an toàn phòng lũ;
- Đánh giá an toàn kết cấu;
- Đánh giá an toàn dòng thấm;
- Đánh giá an toàn của đoạn nối tiếp và công trình giao cắt;
- Đánh giá công tác quản lý vận hành;
- Đánh giá an toàn tổng hợp;
- Kiến nghị nội dung công tác khắc phục;
- Đánh giá an toàn cho các hạng mục quan trọng khác.
10 Quản lý hồ sơ kỹ thuật
10.1 Quy định chung
10.1.1 Đơn vị quản lý công trình đê cần xây dựng hồ sơ kỹ thuật theo quy định pháp luật.
10.1.2 Đơn vị quản lý công trình đê cần xây dựng chế độ quản lý hồ sơ kỹ thuật.
10.1.3 Quản lý hồ sơ kỹ thuật cần bố trí nhân viên có trình độ chuyên môn để quản lý hồ sơ.
10.1.4 Bảo quản hồ sơ cần đồng bộ, sạch sẽ, hoàn hảo và có các thiết bị để phòng cháy, phòng ẩm, phòng nấm mốc, phòng côn trùng, phòng chuột, phòng mối.

Như vậy, báo cáo đánh giá an toàn đê sông cần bao gồm những nội dung sau:

- Báo cáo quá trình công tác đánh giá;

- Tình hình các hạng mục của công trình;

- Chỉnh lý và bổ sung số liệu về an toàn;

- Đánh giá an toàn đê sông qua công tác kiểm tra tại hiện trường;

- Đánh giá chất lượng công trình đê sông;

- Đánh giá an toàn phòng lũ;

- Đánh giá an toàn kết cấu;

- Đánh giá an toàn dòng thấm;

- Đánh giá an toàn của đoạn nối tiếp và công trình giao cắt;

- Đánh giá công tác quản lý vận hành;

- Đánh giá an toàn tổng hợp;

- Kiến nghị nội dung công tác khắc phục;

- Đánh giá an toàn cho các hạng mục quan trọng khác.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
664 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào