Nội dung chi phí quản lý nhà là tài sản công không sử dụng để ở đối với tổ chức quản lý kinh doanh nhà là đơn vị sự nghiệp công lập?
- Có phải nộp tiền chậm nộp khi thanh toán chưa đầy đủ số tiền thuê nhà là tài sản công không sử dụng để ở không?
- Nội dung chi phí quản lý nhà là tài sản công không sử dụng để ở đối với tổ chức quản lý kinh doanh nhà là đơn vị sự nghiệp công lập?
- Mức chi đối với các nội dung chi phí quản lý nhà là tài sản công không sử dụng để ở thế nào?
Có phải nộp tiền chậm nộp khi thanh toán chưa đầy đủ số tiền thuê nhà là tài sản công không sử dụng để ở không?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 23 Nghị định 108/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Quản lý số tiền thu được từ khai thác nhà, đất
1. Tổ chức, cá nhân được tổ chức quản lý, kinh doanh nhà cho thuê nhà có trách nhiệm nộp đầy đủ số tiền thuê nhà cho tổ chức quản lý, kinh doanh nhà theo đúng thời hạn quy định tại Hợp đồng thuê nhà. Trường hợp quá thời hạn thanh toán mà tổ chức, cá nhân thuê nhà chưa thanh toán hoặc thanh toán chưa đầy đủ thì phải nộp khoản tiền chậm nộp cho tổ chức quản lý, kinh doanh nhà.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng nhà, đất tạm thời có trách nhiệm thanh toán chi phí sử dụng tạm thời nhà, đất cho tổ chức quản lý, kinh doanh nhà theo quy định tại khoản 6 Điều 20 Nghị định này.
2. Tổ chức quản lý, kinh doanh nhà có trách nhiệm nộp đầy đủ số tiền thu được từ khai thác nhà, đất (tiền thuê nhà, tiền chậm nộp, chi phí sử dụng nhà, đất tạm thời theo quy định tại khoản 1 Điều này), số tiền thu được do lắp đặt công trình viễn thông trên nhà, đất của tổ chức quản lý, kinh doanh nhà theo quy định của pháp luật về viễn thông phát sinh trong tháng vào ngân sách nhà nước trước ngày 30 của tháng đó.
...
Như vậy, trường hợp quá thời hạn thanh toán mà tổ chức, cá nhân thuê nhà là tài sản công không sử dụng để ở thanh toán chưa đầy đủ thì phải nộp khoản tiền chậm nộp cho tổ chức quản lý, kinh doanh nhà.
Nội dung chi phí quản lý nhà là tài sản công không sử dụng để ở đối với tổ chức quản lý kinh doanh nhà là đơn vị sự nghiệp công lập? (Hình từ Internet)
Nội dung chi phí quản lý nhà là tài sản công không sử dụng để ở đối với tổ chức quản lý kinh doanh nhà là đơn vị sự nghiệp công lập?
Nội dung chi phí quản lý nhà là tài sản công không sử dụng để ở đối với tổ chức quản lý kinh doanh nhà là đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Điều 24 Nghị định 108/2024/NĐ-CP như sau:
(1) Chi hoạt động phục vụ công tác quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất theo chức năng, nhiệm vụ được cơ quan, người có thẩm quyền giao:
- Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp theo lương;
- Các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản trích nộp khác theo quy định hiện hành;
- Chi thanh toán dịch vụ công cộng: tiền điện, nước, vệ sinh môi trường và các dịch vụ khác;
- Chi thuê dịch vụ đấu giá cho thuê nhà; chi niêm yết cho thuê nhà;
- Chi mua công cụ, dụng cụ phục vụ cho hoạt động của đơn vị;
- Chi bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định (bao gồm cả nhà để cho thuê);
- Chi phí trông coi, bảo quản tài sản trong thời gian chờ cho thuê, chờ xử lý;
- Chi phí thuê doanh nghiệp thẩm định giá để tư vấn xác định giá cho thuê nhà và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
(2) Chi mua sắm tài sản cố định, cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng nhà, công trình gắn liền với đất và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
(3) Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp theo quy định của pháp luật; các chi phí hợp lệ khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Mức chi đối với các nội dung chi phí quản lý nhà là tài sản công không sử dụng để ở thế nào?
Căn cứ vào Điều 26 Nghị định 108/2024/NĐ-CP thì mức chi đối với các nội dung chi phí quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở như sau:
(1) Đối với các nội dung chi đã có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan, người có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo quy định hiện hành.
(2) Đối với các nội dung chi thanh toán dịch vụ công cộng thì được thanh toán theo hóa đơn thực tế hoặc xác định trên cơ sở khối lượng công việc cần thực hiện và mức giao khoán thỏa thuận trong Hợp đồng dịch vụ.
(3) Đối với các nội dung chi dịch vụ thuê ngoài được thực hiện theo Hợp đồng ký kết. Việc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
(4) Đối với các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp được xác định theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí.
(5) Đối với các nội dung chi không thuộc quy định nêu trên thì người đứng đầu/người đại diện theo pháp luật của tổ chức quản lý, kinh doanh nhà xem xét, quyết định bảo đảm phù hợp với chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước, dự toán được cơ quan, người có thẩm quyền giao và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
(6) Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định định mức chi hoạt động phục vụ cho tổ chức quản lý, kinh doanh nhà theo tỷ lệ % trên tổng số tiền thu được từ cho thuê nhà thì việc lập dự toán, quyết toán đối với khoản chi được thực hiện theo tỷ lệ (%) đã được quy định.
Tổ chức quản lý, kinh doanh nhà được chủ động sử dụng khoản chi này bảo đảm chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước; phần chi phí tiết kiệm được (nếu có) được quản lý, sử dụng theo cơ chế tài chính của tổ chức quản lý, kinh doanh nhà.
Xem thêm: Xây nhà không có giấy phép xây dựng và tranh chấp trong quá trình xây dựng với nhà hàng xóm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.