Nội dung bồi dưỡng đối với học sinh dự bị đại học (DBĐH) được quy định như thế nào? Khung thời gian bồi dưỡng cho học sinh dự bị đại học được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi nội dung bồi dưỡng đối với học sinh dự bị đại học được quy định như thế nào? Khung thời gian bồi dưỡng cho học sinh dự bị đại học được quy định ra làm sao? Trường dự bị đại học quy định về kiểm tra định kỳ, thi cuối khóa và điểm tổng kết môn học như thế nào? Xin hãy tư vấn giúp tôi! Tôi xin chân thành cảm ơn!

Nội dung bồi dưỡng đối với học sinh dự bị đại học (DBĐH) được quy định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Quy chế tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học; xét tuyển vào học trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non đối với học sinh dự bị đại học ban hành kèm theo Thông tư 44/2021/TT-BGDĐT quy định về chương trình bồi dưỡng đối với học sinh dự bị đại học như sau:

Điều 6. Chương trình bồi dưỡng
1. Nội dung bồi dưỡng
a) Học sinh DBĐH được bồi dưỡng kiến thức văn hóa ba môn theo tổ hợp môn đã sử dụng để xét tuyển vào trường DBĐH (môn 1, môn 2, môn 3) và môn Tiếng Anh, môn Tin học;
b) Học sinh DBĐH được rèn luyện sức khỏe (RLSK) và tham gia các hoạt động giáo dục (HĐGD). Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường, nhu cầu học tập, sinh hoạt của học sinh, Hiệu trưởng trường DBĐH lựa chọn các nội dung RLSK và HĐGD phù hợp;
c) Trường DBĐH chủ động xây dựng kế hoạch dạy học theo đề cương chi tiết các môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

Nội dung bồi dưỡng đối với học sinh dự bị đại học

Khung thời gian bồi dưỡng cho học sinh dự bị đại học được quy định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Quy chế tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học; xét tuyển vào học trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non đối với học sinh dự bị đại học ban hành kèm theo Thông tư 44/2021/TT-BGDĐT quy định về khung thời gian bồi dưỡng đối với học sinh dự bị đại học như sau:

- Đối với các tổ hợp môn không có môn Tiếng Anh

Môn 1Môn 1 (Toán hoặc Văn)

Môn 2

Môn 3

Tiếng Anh

Tin học

RLSK và HĐGD

Tổng

9 tiết/ tuần

6 tiết/ tuần

6 tiết/ tuần

3 tiết/ tuần

3 tiết/ tuần

3 tiết/ tuần

30 tiết/ tuần



- Đối với các tổ hợp môn có môn Tiếng Anh

Môn 1 (Toán hoặc Văn)

Môn 2

Môn 3 (Tiếng Anh)

Tin học

RLSK và HĐGD

Tổng


9 tiết/ tuần

6 tiết/ tuần

9 tiết/ Tuần

3 tiết/ tuần

3 tiết/ tuần

30 tiết/ tuần

Đối với tổ hợp môn có đồng thời môn Toán và môn Văn, thời gian học môn Toán là 8 tiết/tuần, thời gian học môn Văn là 7 tiết/tuần.

- Thời gian bồi dưỡng DBĐH là 01 năm học. Hiệu trưởng trường DBĐH quyết định Kế hoạch năm học đảm bảo đủ 28 tuần thực học, thời gian còn lại để tổ chức ôn tập, thi cuối khóa và các hoạt động khác.

Trường dự bị đại học quy định về kiểm tra định kỳ, thi cuối khóa và điểm tổng kết môn học như thế nào?

Căn cứ tại Điều 7 Quy chế tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học; xét tuyển vào học trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non đối với học sinh dự bị đại học ban hành kèm theo Thông tư 44/2021/TT-BGDĐT quy định về kiểm tra định kỳ, thi cuối khóa, điểm tổng kết môn học như sau:

- Kiểm tra định kỳ

+ Trong năm học, mỗi môn học có 2 lần kiểm tra định kỳ bằng hình thức trắc nghiệm hoặc tự luận. Thời gian làm bài kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm môn Toán là 60 phút, môn khác là 45 phút. Thời gian làm bài kiểm tra theo hình thức tự luận môn Toán, môn Văn là 90 phút, môn khác là 60 phút;

+ Học sinh chưa đủ số lần kiểm tra định kỳ của mỗi môn học, nếu có lý do chính đáng được nhà trường xem xét kiểm tra bổ sung.

- Thi cuối khóa

+ Các môn thi cuối khóa là ba môn theo tổ hợp môn đã sử dụng để xét tuyển vào trường DBĐH và được bồi dưỡng tại trường DBĐH;

+ Học sinh được dự thi cuối khóa khi có đủ 2 lần kiểm tra định kỳ và không nghỉ học quá 35 ngày;

+ Thi cuối khóa theo hình thức trắc nghiệm hoặc tự luận. Thời gian thi cuối khóa theo hình thức trắc nghiệm môn Toán là 90 phút, môn khác là 60 phút. Thời gian thi theo hình thức tự luận môn Toán, môn Văn là 120 phút, môn khác là 90 phút;

+ Hiệu trưởng trường DBĐH quyết định thành lập Hội đồng thi và các Ban giúp việc để tổ chức kỳ thi cuối khóa.

- Điểm tổng kết môn học:

+ Thang điểm chấm bài kiểm tra định kỳ và bài thi cuối khóa là thang điểm 10. Đối với các bài kiểm tra định kỳ và bài thi cuối khóa bằng phương pháp trắc nghiệm có thể theo thang điểm khác, nhưng điểm toàn bài phải quy về thang điểm 10. Cuối năm học, mỗi môn học có một điểm tổng kết, điểm tổng kết của mỗi môn học lấy đến một chữ số thập phân;

+ Điểm tổng kết (ĐTK) của môn học có thi cuối khóa được tính theo công thức:

Đtk=(TĐTK+2xĐTCK)/4

TĐKT: Tổng điểm của hai bài kiểm tra định kỳ.

ĐTCK: Điểm thi cuối khóa.

+ Điểm tổng kết của các môn học không thi cuối khóa là trung bình cộng của hai điểm kiểm tra định kỳ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,392 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào