Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Sự khác nhau của ngày 24/12 và 25/12? Lễ Giáng sinh có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Lễ Giáng sinh, người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Sự khác nhau của ngày 24/12 và 25/12? Lễ Giáng sinh có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
Xem thêm>>>
Cách xác thực tài khoản facebook bằng SĐT nhanh chóng?
Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa?
Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa?
Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25?
Noel là ngày lễ kỷ niệm sinh nhật của Chúa Giê-su, được tổ chức vào ngày 25 tháng 12 hằng năm.
Noel là ngày 25 tháng 12. Ngày 24 tháng 12 được gọi là Đêm Giáng Sinh (Christmas Eve), còn ngày 25 tháng 12 mới là Ngày Giáng Sinh (Christmas Day) chính thức.
Sự khác nhau của ngày 24/12 và 25/12:
Theo lịch Do Thái, một ngày mới bắt đầu từ lúc hoàng hôn. Do đó, nhiều nơi tổ chức lễ Giáng sinh sớm từ đêm tối ngày 24 (gọi là lễ vọng) trước khi tổ chức chính thức trong cả ngày 25 (gọi là lễ chính ngày).
Ý nghĩa của lễ giáng sinh như sau:
- Ý nghĩa tôn giáo: Kỷ niệm ngày sinh của Chúa Giêsu, đấng cứu thế theo niềm tin Kitô giáo.
- Ý nghĩa gia đình: Là dịp để mọi người sum họp, gắn kết, trao nhau tình cảm và quà tặng.
- Ý nghĩa nhân văn: Thể hiện tinh thần yêu thương, chia sẻ, và sự nhân ái giữa con người.
- Ý nghĩa văn hóa: Là sự giao thoa giữa truyền thống tôn giáo và phong tục hiện đại, thể hiện qua các hoạt động như trang trí cây thông, trao quà, và các bữa tiệc.
Một số hoạt động trong dịp Lễ Giáng sinh:
- Trang trí cây thông Noel: Treo đèn, quả cầu, và trang trí với gia đình.
- Làm bánh quy và bánh gừng: Hoạt động vui vẻ để chuẩn bị đồ ăn cho dịp lễ.
- Hát ca Giáng sinh: Tổ chức hoặc tham gia các buổi hát ca.
- Trao đổi quà: Mua và tặng quà cho người thân.
- Dự tiệc Giáng sinh: Gặp gỡ gia đình và bạn bè.
- Xem phim Giáng sinh: Thưởng thức các bộ phim theo chủ đề.
- Từ thiện: Giúp đỡ những người kém may mắn.
- Tham dự các sự kiện cộng đồng: Như hội chợ Giáng sinh hoặc biểu diễn.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Xem thêm>>> Mẫu thiệp chúc mừng Giáng sinh, thiệp Noel đơn giản?
Lời chúc Noel cho gia đình người thân ý nghĩa?
Lời chúc Noel dành cho crush ghi điểm, ấn tượng?
Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè?
Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? (hình từ internet)
Lễ Giáng sinh có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
Theo tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Lễ Giáng sinh không phải là ngày lễ lớn trong năm.
Lễ Giáng sinh, người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy có thể thấy, ngày Lễ Giáng sinh không nằm trong danh sách những ngày nghỉ lễ do Nhà nước quy định. Do đó, vào ngày Lễ Giáng sinh, người lao động sẽ không được nghỉ lễ hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên, theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo đó, nếu ngày Lễ Giáng sinh rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ vào ngày này.
Trường hợp ngày Lễ Giáng sinh không rơi vào ngày nghỉ hằng tuần mà người lao động có nhu cầu nghỉ thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định pháp luật.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Theo Điều 8 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam
- Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền:
+ Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;
+ Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung;
+ Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo;
+ Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;
+ Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.