Nợ thuế có khả năng thu là gì? Nợ có khả năng thu? Tiêu chí nào dùng để phân loại Nợ có khả năng thu?

Nợ thuế có khả năng thu là gì? Nợ có khả năng thu được phân loại thế nào? Tiêu chí nào dùng để phân loại Nợ có khả năng thu? Các chỉ tiêu nào liên quan đến tiền thuế nợ có khả năng thu cần xây dựng trong Quy trình Quản lý nợ?

Nợ thuế có khả năng thu là gì?

Theo tiểu mục 5 Mục III Phần I Quy trình Quản lý nợ ban hành kèm theo Quyết định 1129/QĐ-TCT năm 2022 quy định như sau:

III. Giải thích từ ngữ
1. Nợ khó thu là tiền thuế nợ của NNT là cá nhân đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự; NNT có liên quan đến trách nhiệm hình sự; NNT không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký, địa chỉ liên lạc; NNT đang làm thủ tục giải thể; NNT đang làm thủ tục phá sản; NNT đã bị CQT áp dụng biện pháp cưỡng chế hóa đơn liên tiếp từ 03 lần trở lên; NNT đã bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Nợ đang xử lý là tiền thuế nợ mà CQT hoặc cơ quan có thẩm quyền đã tiếp nhận hồ sơ và đang trong thời gian thực hiện các thủ tục để ban hành văn bản miễn thuế, giảm thuế hoặc ban hành văn bản xác định lại nghĩa vụ của NNT; gia hạn nộp thuế; xóa nợ; nộp dần tiền thuế nợ; không tính tiền chậm nộp; miễn tiền chậm nộp; bù trừ các khoản nợ NSNN với số tiền thuế được hoàn trả; xử lý khiếu nại, khởi kiện.
3. Tiền thuế đang chờ điều chỉnh là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc NSNN theo quy định của pháp luật mà NNT đã nộp nhưng có sai sót; chứng từ luân chuyển chậm hoặc thất lạc hoặc chờ ghi thu - ghi chi.
4. Nợ đã xử lý là tiền thuế nợ của NNT mà CQT đã ban hành Quyết định khoanh nợ, Thông báo chấp thuận không tính tiền chậm nộp.
5. Nợ có khả năng thu là tiền thuế nợ của NNT không thuộc các nội dung quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 mục III phần I Quy trình này.
...

Theo đó, Nợ có khả năng thu là tiền thuế nợ của người nộp thuế không thuộc các trường hợp sau:

(i) Nợ khó thu;

(ii) Nợ đang xử lý;

(iii) Tiền thuế đang chờ điều chỉnh;

(iv) Nợ đã xử lý.

Nợ thuế có khả năng thu là gì? Nợ có khả năng thu? Tiêu chí nào dùng để phân loại Nợ có khả năng thu?

Nợ thuế có khả năng thu là gì? Nợ có khả năng thu? Tiêu chí nào dùng để phân loại Nợ có khả năng thu? (hình từ internet)

Nợ có khả năng thu được phân loại thế nào? Tiêu chí nào dùng để phân loại Nợ có khả năng thu?

Nợ có khả năng thu được phân loại theo quy định tại tiểu mục 5 Mục IV Phần I Quy trình Quản lý nợ ban hành kèm theo Quyết định 1129/QĐ-TCT năm 2022, cụ thể như sau:

IV. Tiêu thức phân loại tiền thuế nợ
...
5. Nợ có khả năng thu được phân loại tự động trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế, bao gồm:
a) Khoản nợ từ 01 ngày đến 30 ngày.
b) Khoản nợ từ 31 ngày đến 60 ngày.
c) Khoản nợ từ 61 ngày đến 90 ngày.
d) Khoản nợ từ 91 ngày đến 120 ngày.
đ) Khoản nợ từ 121 ngày đến 365 ngày.
e) Khoản nợ từ 366 ngày trở lên.

Như vậy, Nợ có khả năng thu được phân loại tự động trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế dựa theo số ngày nợ thuế của người nộp thuế, bao gồm:

- Khoản nợ từ 01 ngày đến 30 ngày.

- Khoản nợ từ 31 ngày đến 60 ngày.

- Khoản nợ từ 61 ngày đến 90 ngày.

- Khoản nợ từ 91 ngày đến 120 ngày.

- Khoản nợ từ 121 ngày đến 365 ngày.

- Khoản nợ từ 366 ngày trở lên.

Các chỉ tiêu nào liên quan đến tiền thuế nợ có khả năng thu cần xây dựng trong Quy trình Quản lý nợ thuế?

Các chỉ tiêu liên quan đến tiền thuế nợ có khả năng thu cần xây dựng trong Quy trình Quản lý nợ thuế được quy định tại tiểu mục 1 Mục I Phần II Quy trình Quản lý nợ ban hành kèm theo Quyết định 1129/QĐ-TCT năm 2022 như sau:

I. Xây dựng chỉ tiêu nợ
1. Các chỉ tiêu cần xây dựng
a) Tổng số tiền thuế nợ (không bao gồm tiền thuế đang chờ điều chỉnh và nợ đã xử lý) trên tổng số thu ngân sách nhà nước do ngành thuế quản lý tại thời điểm ngày 31/12 năm kế hoạch.
b) Tổng số tiền thuế nợ có khả năng thu trên tổng số thu ngân sách nhà nước do ngành thuế quản lý tại thời điểm ngày 31/12 năm kế hoạch.
c) Tổng số tiền thuế nợ có khả năng thu tại thời điểm ngày 31/12 năm thực hiện sẽ thu được trong năm kế hoạch so với tổng số tiền thuế nợ có khả năng thu tại thời điểm ngày 31/12 năm thực hiện.
d) Các chỉ tiêu khác do cơ quan cấp trên giao trong năm kế hoạch.
...

Như vậy, những chỉ tiêu sau liên quan đến tiền thuế nợ có khả năng thu cần xây dựng trong Quy trình Quản lý nợ thuế:

- Tổng số tiền thuế nợ có khả năng thu trên tổng số thu ngân sách nhà nước do ngành thuế quản lý tại thời điểm ngày 31/12 năm kế hoạch.

- Tổng số tiền thuế nợ có khả năng thu tại thời điểm ngày 31/12 năm thực hiện sẽ thu được trong năm kế hoạch so với tổng số tiền thuế nợ có khả năng thu tại thời điểm ngày 31/12 năm thực hiện.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
504 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào