Những việc cán bộ, công chức tham gia ý kiến trong cơ quan hành chính gồm những việc nào và thông qua hình thức gì?

Tôi muốn hỏi việc cán bộ, công chức thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính phải đảm bảo các yêu cầu gì? Ngoài ra, những việc cán bộ, công chức tham gia ý kiến trong cơ quan hành chính gồm những việc nào và thông qua hình thức nào? Thắc mắc đến từ bạn Thanh Ngọc ở Long An. Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn!

Những việc cán bộ, công chức tham gia ý kiến trong cơ quan hành chính gồm những việc nào?

Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 04/2015/NĐ-CP quy định về những việc cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến như sau:

Những việc cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến
1. Chủ trương, giải pháp thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan, đơn vị.
2. Kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan, đơn vị.
3. Tổ chức phong trào thi đua của cơ quan, đơn vị.
4. Báo cáo sơ kết, tổng kết của cơ quan, đơn vị.
5. Các biện pháp cải tiến tổ chức, hoạt động và lề lối làm việc; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân.
6. Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; bầu cử, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức.
7. Thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức.
8. Các nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị.

Theo đó, những việc cán bộ, công chức tham gia ý kiến trong cơ quan hành chính gồm những việc sau:

- Chủ trương, giải pháp thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan.

- Kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan.

- Tổ chức phong trào thi đua của cơ quan.

- Báo cáo sơ kết, tổng kết của cơ quan.

- Các biện pháp cải tiến tổ chức, hoạt động và lề lối làm việc; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân.

- Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; bầu cử, bổ nhiệm cán bộ, công chức.

- Thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức.

- Các nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị.

Cơ quan hành chính

Cơ quan hành chính (Hình từ Internet)

Cán bộ, công chức tham gia ý kiến trong cơ quan hành chính thông qua hình thức nào?

Tại Điều 10 Nghị định 04/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Hình thức tham gia ý kiến
Căn cứ đặc điểm, tính chất hoạt động và nội dung tham gia ý kiến, các cơ quan, đơn vị áp dụng một trong ba hình thức tham gia ý kiến sau đây:
1. Cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến trực tiếp hoặc tham gia ý kiến thông qua người đại diện với người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
2. Thông qua hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị.
3. Phát phiếu hỏi ý kiến trực tiếp, gửi dự thảo văn bản để cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến.

Theo đó, căn cứ đặc điểm, tính chất hoạt động và nội dung tham gia ý kiến, các cơ quan hành chính áp dụng một trong ba hình thức tham gia ý kiến sau đây:

- Cán bộ, công chức tham gia ý kiến trực tiếp hoặc tham gia ý kiến thông qua người đại diện với người đứng đầu cơ quan.

- Thông qua hội nghị cán bộ, công chức của cơ quan.

- Phát phiếu hỏi ý kiến trực tiếp, gửi dự thảo văn bản để cán bộ, công chức tham gia ý kiến.

Việc cán bộ, công chức thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính phải đảm bảo các yêu cầu gì?

Tại Điều 3 Nghị định 04/2015/NĐ-CP quy định về yêu cầu của việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị cụ thể:

Yêu cầu của việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị
1. Thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị phải gắn liền với việc bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức Đảng ở cơ quan, đơn vị; chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và của các tổ chức đoàn thể quần chúng của cơ quan, đơn vị.
2. Dân chủ trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật; kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức và quyền làm chủ của nhân dân, cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

Theo đó, cán bộ, công chức thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan phải gắn liền với việc bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức Đảng ở cơ quan; chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy vai trò của người đứng đầu cơ quan và của các tổ chức đoàn thể quần chúng của cơ quan.

- Dân chủ trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật; kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức và quyền làm chủ của nhân dân, cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
2,270 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào