Những vật thể nào phải thực hiện kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu? Việc kiểm dịch gồm những nội dung nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu. Cho tôi hỏi những vật thể nào phải thực hiện kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu? Việc kiểm dịch gồm những nội dung nào? Tôi rất hy vọng sẽ nhận được câu trả lời trong khoảng thời gian sớm nhất có thể. Câu hỏi của chị Nguyễn Huỳnh Hoàng Vy ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

Những vật thể nào phải thực hiện kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu?

Theo Điều 13 Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT quy định về vật thể phải thực hiện kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu như sau:

Vật thể phải thực hiện kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu.
1. Hom giống, cây giống, củ giống, cành ghép và mắt ghép quy định phải qua kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu theo kết quả phân tích nguy cơ dịch hại.
2. Sinh vật có ích

Theo quy định trên, những vật thể nào phải thực hiện kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu sinh vật có ích.

Đồng thời những hom giống, cây giống, củ giống, cành ghép và mắt ghép quy định phải qua kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu theo kết quả phân tích nguy cơ dịch hại cũng phải thực hiện kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu.

Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu

Những vật thể nào phải thực hiện kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu? Việc kiểm dịch gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)

Việc kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu gồm những nội dung nào?

Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT về nội dung kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu như sau:

Nội dung kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu
1. Đối với giống cây trồng:
Kiểm tra sinh vật gây hại tiềm ẩn được xác định trong báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại.
2. Đối với sinh vật có ích:
Kiểm tra độ thuần, tính chuyên tính ký chủ trong khu nhân nuôi cách ly. Đối với côn trùng, nhện có ích còn kiểm tra thêm chỉ tiêu về ký sinh bậc 2.

Theo đó, tùy thuộc vào việc kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu là kiểm dịch đối với giống cây trồng hay sinh vật có ích mà nội dung kiểm dịch có sự khác nhau.

Đối với giống cây trồng thì nội dung kiểm dịch là kiểm tra sinh vật gây hại tiềm ẩn được xác định trong báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại.

Đối với sinh vật có ích thì nội dung kiểm dịch thực vật bao gồm kiểm tra độ thuần, tính chuyên tính ký chủ trong khu nhân nuôi cách ly. Đối với côn trùng, nhện có ích còn kiểm tra thêm chỉ tiêu về ký sinh bậc 2.

Quy trình kiểm tra sau nhập khẩu trong khu cách ly được thực hiện thế nào?

Căn cứ Điều 16 Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT quy định về quy trình kiểm tra sau nhập khẩu trong khu cách ly như sau:

Quy trình kiểm tra sau nhập khẩu trong khu cách ly
1. Kiểm tra ban đầu
Kiểm tra sơ bộ tình trạng của lô vật thể; ghi sổ các thông tin liên quan.
2. Kiểm tra lô vật thể
a) Đối với giống cây trồng
Toàn bộ lô vật thể được gieo trồng trong khu cách ly kiểm dịch thực vật. Điều kiện khu cách ly thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Áp dụng phương pháp chăm sóc phù hợp đối với từng loại giống đảm bảo cây phát triển tốt và tạo điều kiện thuận lợi nhất để sinh vật gây hại biểu hiện triệu chứng;
Kiểm tra định kỳ và đột xuất tất cả số cây được gieo trồng;
Thu thập các mẫu cây có biểu hiện bất thường, mẫu sinh vật gây hại, triệu chứng gây hại để giám định tác nhân gây bệnh trong phòng thí nghiệm.
b) Đối với sinh vật có ích
Kiểm tra toàn bộ số cá thể để đánh giá độ thuần;
Kiểm tra, xác định tính chuyên tính ký chủ của lô vật thể;
Đối với côn trùng, nhện có ích: kiểm tra, theo dõi hàng ngày tình trạng lô vật thể, thu thập các cá thể bị chết để kiểm tra ký sinh bậc 2.
3. Kết quả kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu
Khi hết thời gian theo dõi theo quy định, cơ quan kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu báo cáo kết quả kiểm tra để Cục Bảo vệ thực vật xem xét, quyết định.

Như vậy, quy trình kiểm tra sau nhập khẩu trong khu cách ly được thực hiện theo các bước gồm kiểm tra ban đầu và kiểm tra lô vật thể được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 nêu trên.

Lưu ý rằng ở bước kiểm tra lô vật thể thì tùy thuộc vào việc kiểm tra này là đối với giống cây trồng hay sinh vật có ích mà nội dung kiểm tra có sự khác nhau tương ứng với quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 6 nêu trên.

Và khi hết thời gian theo dõi theo quy định, cơ quan kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu báo cáo kết quả kiểm tra để Cục Bảo vệ thực vật xem xét, quyết định.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,965 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào