Những vấn đề cần biết về mật mã dân sự. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gì trong kinh doanh, sử dụng sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự?
Mật mã dân sự là gì?
Căn cứ khoản 18 Điều 3 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định về mật mã dân sự:
“18. Mật mã dân sự là kỹ thuật mật mã và sản phẩm mật mã được sử dụng để bảo mật hoặc xác thực đối với thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.”
Mật mã dân sự
Sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự là gì?
Căn cứ Điều 30 Luật An toàn thông tin mạng 2015 về sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự:
“1. Sản phẩm mật mã dân sự là các tài liệu, trang thiết bị kỹ thuật và nghiệp vụ mật mã để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
2. Dịch vụ mật mã dân sự gồm dịch vụ bảo vệ thông tin sử dụng sản phẩm mật mã dân sự; kiểm định, đánh giá sản phẩm mật mã dân sự; tư vấn bảo mật, an toàn thông tin mạng sử dụng sản phẩm mật mã dân sự.”
Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự cần có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 35 Luật An toàn thông tin mạng 2015 về trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự:
“1. Quản lý hồ sơ, tài liệu về giải pháp kỹ thuật, công nghệ của sản phẩm.
2. Lập, lưu giữ và bảo mật thông tin của khách hàng, tên, loại hình, số lượng và mục đích sử dụng của sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.
3. Định kỳ hằng năm báo cáo Ban Cơ yếu Chính phủ về tình hình kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và tổng hợp thông tin khách hàng trước ngày 31 tháng 12.
4. Có các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn trong vận chuyển và bảo quản sản phẩm mật mã dân sự.
5. Từ chối cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự khi phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về sử dụng sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự, vi phạm cam kết đã thỏa thuận về sử dụng sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.
6. Tạm ngừng hoặc ngừng cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự để bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Phối hợp, tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp nghiệp vụ khi có yêu cầu.”
Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự có những trách nhiệm như: quản lý hồ sơ, tài liệu về giải pháp kỹ thuật, công nghệ; lập, lưu giữ và bảo mật thông tin của khách hàng; định kỳ hằng năm báo cáo Ban Cơ yếu Chính phủ về tình hình kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu; phối hợp, tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp nghiệp vụ,…
Tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự cần có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 36 Luật An toàn thông tin mạng 2015 về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự:
“1. Tuân thủ các quy định đã cam kết với doanh nghiệp cung cấp sản phẩm mật mã dân sự về quản lý sử dụng khóa mã, chuyển nhượng, sửa chữa, bảo dưỡng, bỏ, tiêu hủy sản phẩm mật mã dân sự và các nội dung khác có liên quan.
2. Cung cấp các thông tin cần thiết liên quan tới khóa mã cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.
3. Phối hợp, tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tội phạm đánh cắp thông tin, khóa mã và sử dụng sản phẩm mật mã dân sự vào những mục đích không hợp pháp.
4. Tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm mật mã dân sự không do doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự cung cấp phải khai báo với Ban Cơ yếu Chính phủ, trừ cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên Chính phủ tại Việt Nam.”
Theo đó, tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự có những trách nhiệm như: Tuân thủ các quy định đã cam kết về quản lý sử dụng khóa mã, chuyển nhượng, sửa chữa, bảo dưỡng, bỏ, tiêu hủy sản phẩm mật mã dân sự; cung cấp các thông tin cần thiết liên quan tới khóa mã cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phối hợp, tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tội phạm đánh cắp thông tin, khóa mã,…
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.