Những văn bản quy phạm pháp luật nào thuộc thẩm quyền rà soát, hệ thống hóa của Thanh tra Chính phủ?
- Những văn bản quy phạm pháp luật nào thuộc thẩm quyền rà soát, hệ thống hóa của Thanh tra Chính phủ?
- Ai có trách nhiệm làm đầu mối tổ chức rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật?
- Những đơn vị nào có trách nhiệm bố trí kinh phí, phương tiện cho công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật?
Những văn bản quy phạm pháp luật nào thuộc thẩm quyền rà soát, hệ thống hóa của Thanh tra Chính phủ?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 06/2015/TT-TTCP quy định như sau:
Văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền rà soát, hệ thống hóa của Thanh tra Chính phủ
Văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền rà soát, hệ thống hóa của Thanh tra Chính phủ là các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung điều chỉnh lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, bao gồm:
1. Luật, Nghị quyết của Quốc hội;
2. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
3. Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước;
4. Nghị định của Chính phủ;
5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
6. Thông tư, Thông tư liên tịch của Tổng Thanh tra Chính phủ;
7. Thông tư, Thông tư liên tịch của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có nội dung liên quan đến lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;
8. Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
9. Các văn bản quy phạm pháp luật khác (trừ Hiến pháp) có nội dung liên quan đến lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng do các cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Như vậy, theo quy định, những văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền rà soát, hệ thống hóa của Thanh tra Chính phủ là những văn bản có nội dung điều chỉnh lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, bao gồm:
(1) Luật, Nghị quyết của Quốc hội;
(2) Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(3) Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước;
(4) Nghị định của Chính phủ;
(5) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
(6) Thông tư, Thông tư liên tịch của Tổng Thanh tra Chính phủ;
(7) Thông tư, Thông tư liên tịch của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có nội dung liên quan đến lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;
(8) Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(9) Các văn bản quy phạm pháp luật khác (trừ Hiến pháp) có nội dung liên quan đến lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng do các cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Những văn bản quy phạm pháp luật nào thuộc thẩm quyền rà soát, hệ thống hóa của Thanh tra Chính phủ? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm làm đầu mối tổ chức rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 06/2015/TT-TTCP quy định như sau:
Trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ
1. Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm:
a) Làm đầu mối tổ chức rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ; phối hợp với các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ đề xuất xử lý kết quả rà soát; tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa chung của Thanh tra Chính phủ;
b) Hướng dẫn về nghiệp vụ, đôn đốc, kiểm tra hoạt động rà soát, hệ thống hóa của các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ;
c) Trình Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định công bố:
Danh mục văn bản do Thanh tra Chính phủ ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là Nghị định số 16/2013/NĐ-CP);
...
Như vậy, theo quy định, Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm làm đầu mối tổ chức rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ.
Đồng thời, phối hợp với các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ đề xuất xử lý kết quả rà soát; tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa chung của Thanh tra Chính phủ.
Những đơn vị nào có trách nhiệm bố trí kinh phí, phương tiện cho công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật?
Căn cứ khoản 2 Điều 34 Thông tư 06/2015/TT-TTCP quy định như sau:
Nguồn lực, điều kiện đảm bảo cho công tác rà soát, hệ thống hóa, pháp điển, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật
1. Kinh phí đảm bảo cho công tác rà soát, hệ thống hóa, pháp điển, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Vụ Kế hoạch, Tài chính và Tổng hợp, Văn phòng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm bố trí kinh phí, phương tiện cho công tác rà soát, hệ thống hóa, pháp điển, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật trên cơ sở đề xuất của Vụ Pháp chế và các đơn vị thực hiện, trình lãnh đạo Thanh tra Chính phủ phê duyệt.
3. Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm bố trí biên chế và phối hợp với Vụ Pháp chế bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức làm công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.
Như vậy, theo quy định, Vụ Kế hoạch, Tài chính và Tổng hợp, Văn phòng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm bố trí kinh phí, phương tiện cho công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.