Những trường hợp nào cần điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa?

Tôi muốn hỏi những trường hợp nào cần điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa? Có bao nhiêu biện pháp điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa? - Câu hỏi của anh Trường (Cần Thơ).

Những trường hợp nào cần điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa?

dieu-tiet-bao-dam-an-toan-giao-thong-duong-thuy-noi-dia

Những trường hợp nào cần điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa? (Hình từ Internet)

Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 42/2021/TT-BGTVT quy định điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông là việc tổ chức cảnh báo, hướng dẫn phương tiện thủy đi lại, neo đậu trong các tình huống bất lợi nhằm bảo đảm an toàn và hạn chế ùn tắc giao thông đường thủy nội địa.

Theo Điều 3 Thông tư 42/2021/TT-BGTVT quy định như sau:

Các trường hợp điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông
1. Tại các vị trí điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông ờ khu vực luồng chạy tàu thuyền hạn chế. Vị trí và tiêu chí điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Khi thi công các công trình qua sông, xây dựng, sửa chữa công trình, khai thác tài nguyên, trục vớt, nạo vét, thanh thải vật chướng ngại, lên đà, hạ thủy trên luồng, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu có ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy.
3. Khi xuất hiện tình huống đột xuất có một trong các yếu tố bất lợi gây ảnh hưởng tới an toàn của công trình đường thủy và các hoạt động giao thông đường thủy, bao gồm:
a) Xảy ra sự cố tai nạn giao thông đường thủy tiềm ẩn nguy cơ gây ùn tắc giao thông;
b) Có vật chướng ngại hên luồng, điểm cạn gây ra cản trở giao thông;
c) Trong các trường hợp phòng, chống thiên tai (khan cạn, bão lũ), cứu nạn, cứu hộ; hoạt động diễn tập, thể thao, lễ hội, vui chơi giải trí, thực tập đào tạo nghề, họp chợ, làng nghề, hoạt động bảo đảm quốc phòng an ninh.
4. Theo đề nghị, chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo đó, những trường hợp sau đây cần điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa, cụ thể:

+ Tại các vị trí điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông ờ khu vực luồng chạy tàu thuyền hạn chế. Vị trí và tiêu chí điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

+ Khi thi công các công trình qua sông, xây dựng, sửa chữa công trình, khai thác tài nguyên, trục vớt, nạo vét, thanh thải vật chướng ngại, lên đà, hạ thủy trên luồng, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu có ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy.

+ Khi xuất hiện tình huống đột xuất có một trong các yếu tố bất lợi gây ảnh hưởng tới an toàn của công trình đường thủy và các hoạt động giao thông đường thủy, bao gồm:

- Xảy ra sự cố tai nạn giao thông đường thủy tiềm ẩn nguy cơ gây ùn tắc giao thông;

- Có vật chướng ngại hên luồng, điểm cạn gây ra cản trở giao thông;

- Trong các trường hợp phòng, chống thiên tai (khan cạn, bão lũ), cứu nạn, cứu hộ; hoạt động diễn tập, thể thao, lễ hội, vui chơi giải trí, thực tập đào tạo nghề, họp chợ, làng nghề, hoạt động bảo đảm quốc phòng an ninh.

+ Theo đề nghị, chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Có bao nhiêu biện pháp điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa?

Theo Điều 5 Thông tư 42/2021/TT-BGTVT quy định công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa được đảm bảo thực hiện theo các biện pháp, cụ thể như sau:

Bằng báo hiệu đường thủy nội địa: áp dụng trong tất cả các trường hợp quy định tại Điều 3 Thông tư 42/2021/TT-BGTVT, trừ các trường hợp quy định sau đây:

(1) Bằng 01 trạm điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông kết hợp báo hiệu đường thủy nội địa, áp dụng trên các tuyến đường thủy nội địa có lưu lượng vận tải trung bình trên 150 lượt phương tiện/ngày đêm, trong trường hợp:

+ Luồng chạy tàu thuyền hạn chế có chiều rộng luồng còn lại ≥ 1/2 chiều rộng luồng theo quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa được phân cấp hiện tại và chiều dài trên 200 mét đến dưới 500 mét;

+ Luồng chạy tàu thuyền hạn chế có chiều rộng luồng còn lại < 1/2 chiều rộng luồng theo quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa được phân cấp hiện tại và chiều dài từ 200 mét trở xuống.

(2) Bằng 02 trạm điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông tại thượng lưu và hạ lưu kết hợp báo hiệu đường thủy nội địa, áp dụng trên các tuyến đường thủy nội địa có lưu lượng vận tải trung bình trên 150 lượt phương tiện/ngày đêm, trong trường hợp:

+ Luồng chạy tàu thuyền hạn chế có chiều rộng luồng còn lại ≥ 1/2 chiều rộng luồng theo quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa được phân cấp hiện tại và chiều dài từ 500 mét trở lên:

+ Luồng chạy tàu thuyền hạn chế có chiều rộng luồng còn lại < 1/2 chiều rộng luồng theo quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa được phân cấp hiện tại và chiều dài trên 200 mét;

+ Đối với công trình vượt đường thủy nội địa có tĩnh không thông thuyền còn lại ≤ 1/2 tĩnh không thông thuyền theo quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa được phân cấp hiện tại.

(3) Bằng 02 trạm điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông tại thượng lưu và hạ lưu kết hợp báo hiệu đường thủy nội địa, áp dụng trong trường hợp:

+ Thi công công trình năm trong phạm vi luồng chạy tàu có thời gian thi công trên 05 ngày;

+ Trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Thông tư 42/2021/TT-BGTVT mà có thời gian kéo dài trên 05 ngày.

(4) Bằng 03 trạm điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông (tại thượng lưu, hạ lưu và tại vị trí trung tâm) kết hợp báo hiệu đường thủy nội địa: áp dụng trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 4 Điều này, trên các tuyến đường thủy nội địa có lưu lượng vận tải trung bình trên 150 lượt phương tiện/ngày đêm và có tĩnh không thông thuyền ≤ 1/2 tĩnh không thông thuyền theo quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa được phân cấp hiện tại.

Theo đó, trên đây quy định những biện pháp tổ chức công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa theo quy định pháp luật.

Công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa thực hiện theo những nội dung gì?

Theo Điều 7 Thông tư 42/2021/TT-BGTVT quy định như sau:

Nội dung công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông
1. Điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông bằng báo hiệu đường thủy nội địa
a) Triển khai lắp đặt hệ thống báo hiệu theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt để hướng dẫn phương tiện thủy đi lại bảo đảm an toàn.
b) Quản lý, bảo trì hệ thống báo hiệu điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông theo quy định.
c) Phương tiện đi lại qua khu vực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông phải thực hiện theo chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa được lắp đặt tại khu vực này.
2. Điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông bằng trạm điều tiết khống chế kết hợp báo hiệu đường thủy nội địa:
a) Triển khai phương tiện, thiết bị, nhân lực và hệ thống báo hiệu theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Quản lý, bảo trì hệ thống báo hiệu điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông theo quy định;
c) Hướng dẫn phương tiện thủy đi, dừng, neo đậu theo đúng quy chế đi lại qua khu vực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đã công bố;
d) Khống chế, ngăn chặn và xử lý các trường hợp phương tiện giao thông vi phạm quy chế, gây mất trật tự an toàn giao thông trên khu vực điều tiết;
đ) Cứu nạn những trường hợp sự cố, tai nạn và những tình huống rủi ro khác có nguy cơ gây mất an toàn xảy ra trên khu vực điều tiết;
e) Lập quy chế đi lại cho các phương tiện thủy qua khu vực điều tiết trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cùng với biện pháp bảo đảm an toàn giao thông. Nội dung quy chế đi lại bao gồm: điều kiện an toàn của phương tiện, thiết bị; chứng chỉ chuyên môn của người điều khiển phương tiện; đội hình phương tiện, kích thước phương tiện; chiều lưu thông của phương tiện; thời gian phương tiện qua lại; các lưu ý khác (nếu có);
g) Ghi chép sổ nghiệp vụ, nhật ký và báo cáo theo quy định gồm:
Sổ phân ca điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
Nhật ký công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
Sổ nhật ký phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
Sổ ghi mực nước theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
Sổ theo dõi lưu lượng vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo đó, trên đây là những nội dung được triển khai thực hiện trong công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa theo quy định pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,629 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào