Những tổ chức, cá nhân nào có quyền yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng?

Cho tôi hỏi giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng bao gồm những nội dung nào? Những tổ chức, cá nhân nào có quyền yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng? Câu hỏi của anh TTN từ Bình Thuận.

Giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng bao gồm những nội dung nào?

Nội dung giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng được quy định tại khoản 1 Điều 114 Nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:

Nội dung và lĩnh vực giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
1. Giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng bao gồm các nội dung sau đây:
a) Xác định phạm vi bảo hộ của đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng;
b) Xác định đối tượng được xem xét có đáp ứng các điều kiện để bị coi là yếu tố xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng hay không theo quy định tại các điều từ Điều 74 đến Điều 80 của Nghị định này;
c) Xác định có hay không sự trùng, tương đương tương tự, gây nhầm lẫn, khó phân biệt hoặc sao chép giữa đối tượng được xem xét với đối tượng được bảo hộ;
d) Xác định giá trị quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo phương pháp định giá được quy định trong pháp luật về giá; xác định giá trị thiệt hại theo quy định tại Điều 204 và 205 của Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo lĩnh vực quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Lĩnh vực giám định sở hữu công nghiệp, gồm các chuyên ngành sau đây:
a1) Giám định sáng chế và thiết kế bố trí;
a2) Giám định kiểu dáng công nghiệp;
...

Như vậy, theo quy định, giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng bao gồm các nội dung sau đây:

(1) Xác định phạm vi bảo hộ của đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng;

(2) Xác định đối tượng được xem xét có đáp ứng các điều kiện để bị coi là yếu tố xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng hay không;

(3) Xác định có hay không sự trùng, tương đương tương tự, gây nhầm lẫn, khó phân biệt hoặc sao chép giữa đối tượng được xem xét với đối tượng được bảo hộ;

(4) Xác định giá trị quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo phương pháp định giá được quy định trong pháp luật về giá;

Xác định giá trị thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Những tổ chức, cá nhân nào có quyền yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng?

Giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng bao gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)

Những tổ chức, cá nhân nào có quyền yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng?

Quyền yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng được quy định tại khoản 1 Điều 116 Nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:

Yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
1. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng bao gồm:
a) Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng;
b) Tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xử lý về hành vi xâm phạm hoặc bị khiếu nại, tố cáo về quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng;
c) Tổ chức, cá nhân khác có quyền, lợi ích liên quan đến vụ tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này có quyền tự mình hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác yêu cầu tổ chức giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, giám định viên sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng thực hiện giám định.
3. Giám định viên hoạt động độc lập hoặc tổ chức giám định tiếp nhận hồ sơ yêu cầu giám định, tiến hành dự toán chi phí thực hiện giám định, thỏa thuận và thực hiện ký kết hợp đồng giám định với tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định, trừ trường hợp từ chối thực hiện giám định theo quy định.
...

Như vậy, theo quy định, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng bao gồm:

(1) Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng;

(2) Tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xử lý về hành vi xâm phạm hoặc bị khiếu nại, tố cáo về quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng;

(3) Tổ chức, cá nhân khác có quyền, lợi ích liên quan đến vụ tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.

Người yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng có nghĩa vụ gì?

Nghĩa vụ của người yêu cầu giám định được quy định tại khoản 2 Điều 115 Nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
1. Người yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu tổ chức giám định, giám định viên trả lời kết luận giám định đúng nội dung và thời hạn yêu cầu;
b) Yêu cầu tổ chức giám định, giám định viên giải thích kết luận giám định;
c) Yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại theo quy định tại Điều 120 của Nghị định này;
d) Thỏa thuận mức giá dịch vụ giám định.
2. Người yêu cầu giám định có các nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp đầy đủ và trung thực các tài liệu, chứng cứ, thông tin liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của tổ chức giám định, giám định viên;
b) Trình bày rõ ràng, cụ thể những vấn đề thuộc nội dung cần yêu cầu giám định;
c) Thanh toán chi phí giám định theo thỏa thuận; tạm ứng chi phí giám định khi có yêu cầu của tổ chức giám định, giám định viên;
d) Nhận lại đối tượng giám định khi có yêu cầu của tổ chức giám định, giám định viên.

Như vậy, theo quy định, người yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng có các nghĩa vụ sau đây:

(1) Cung cấp đầy đủ và trung thực các tài liệu, chứng cứ, thông tin liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của tổ chức giám định, giám định viên;

(2) Trình bày rõ ràng, cụ thể những vấn đề thuộc nội dung cần yêu cầu giám định;

(3) Thanh toán chi phí giám định theo thỏa thuận; tạm ứng chi phí giám định khi có yêu cầu của tổ chức giám định, giám định viên;

(4) Nhận lại đối tượng giám định khi có yêu cầu của tổ chức giám định, giám định viên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

452 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào