Những quy định của một Điều ước quốc tế mà nhất thiết phải được đặt ra trước khi điều ước có hiệu lực thì sẽ được thi hành khi nào?
Những quy định của một Điều ước quốc tế mà nhất thiết phải được đặt ra trước khi điều ước có hiệu lực thì sẽ được thi hành khi nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 24 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Bắt đầu có hiệu lực
1. Một điều ước sẽ có hiệu lực theo những thể thức và vào thời điểm mà điều ước ấn định hoặc theo sự thỏa thuận của các quốc gia tham gia đàm phán.
2. Nếu không có những quy định hoặc thỏa thuận như thế, điều ước sẽ có giá trị hiệu lực ngay sau thời điểm tất cả các quốc gia tham gia đàm phán nhất trí chịu sự ràng buộc của điều ước.
3. Khi một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước vào một thời điểm điều ước đã có hiệu lực, thì điều ước này, trừ khi có quy định khác, sẽ có hiệu lực đối với quốc gia này từ thời điểm đó.
4. Những quy định của một điều ước điều chỉnh việc xác thực văn bản, biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước, những thể thức hoặc thời điểm bắt đầu có hiệu lực, những bảo lưu, những chức năng của cơ quan lưu chiểu cũng như tất cả những vấn đề khác mà nhất thiết phải được đặt ra trước khi điều ước có hiệu lực, sẽ đều được thi hành ngay từ thời điểm thông qua văn bản của điều ước đó.
Theo đó, những quy định của một Điều ước quốc tế mà nhất thiết phải được đặt ra trước khi điều ước có hiệu lực thì sẽ đều được thi hành ngay từ thời điểm thông qua văn bản của điều ước đó.
Những quy định đó gồm: việc xác thực văn bản, biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của Điều ước quốc tế, những thể thức hoặc thời điểm bắt đầu có hiệu lực, những bảo lưu, những chức năng của cơ quan lưu chiểu cũng như tất cả những vấn đề khác mà nhất thiết phải được đặt ra trước khi điều ước.
Điều ước quốc tế (Hình từ Internet)
Việc tạm thời thi hành một Điều ước quốc tế đối với một quốc gia sẽ chấm dứt khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 25 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Việc thi hành tạm thời
1. Một điều ước hoặc một phần của một điều ước sẽ được tạm thời thi hành trước ngày có hiệu lực:
a) Nếu điều ước có quy định như thế; hoặc
b) Nếu những quốc gia tham gia đàm phán đã có thỏa thuận như thế bằng một cách khác.
2. Việc tạm thời thi hành một điều ước hoặc một phần của một điều ước đối với một quốc gia sẽ chấm dứt nếu quốc gia này thông báo cho các quốc gia khác cùng tạm thời thi hành điều ước ý định của mình không muốn trở thành một bên của điều ước đó, trừ khi có quy định khác hoặc các quốc gia tham gia đàm phán đã thỏa thuận một cách khác.
Như vậy, việc tạm thời thi hành một Điều ước quốc tế đối với một quốc gia sẽ chấm dứt nếu quốc gia này thông báo cho các quốc gia khác cùng tạm thời thi hành điều ước ý định của mình không muốn trở thành một bên của điều ước đó, trừ khi có quy định khác hoặc các quốc gia tham gia đàm phán đã thỏa thuận một cách khác.
Khi nào thì cần áp dụng những cách giải thích bổ sung của một Điều ước quốc tế?
Căn cứ theo Điều 32 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Những cách giải thích bổ sung
Có thể dựa thêm vào những cách giải thích bổ sung, kể cả những công việc trù bị điều ước và hoàn cảnh ký kết điều ước, nhằm khẳng định nghĩa theo như việc thi hành Điều 31, hoặc để xác định nghĩa khi giải thích phù hợp với Điều 31:
a) Khi nghĩa là mập mờ hay khó hiểu; hoặc
b) Khi dẫn đến một kết quả rõ ràng là phi lý hay không hợp lý.
Theo đó, những cách giải thích bổ sung của một Điều ước quốc tế được áp dụng khi:
- Khi nghĩa là mập mờ hay khó hiểu; hoặc
- Khi dẫn đến một kết quả rõ ràng là phi lý hay không hợp lý.
Có thể dựa thêm vào những cách giải thích bổ sung, kể cả những công việc trù bị điều ước và hoàn cảnh ký kết điều ước, nhằm khẳng định nghĩa theo như việc thi hành Điều 31, hoặc để xác định nghĩa khi giải thích phù hợp với Điều 31 Công ước này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.