Những quy định chung đối với quy hoạch cảng hàng không hiện nay cần phải đảm bảo tuân thủ theo các yêu cầu gì?

Đối với quy hoạch cảng hàng không hiện nay thì các quy định chung đối với quy hoạch cảng hàng không phải đáp ứng các yêu cầu gì? Nhiệm vụ của dự báo trong quy hoạch cảng hàng không được xác định dựa trên các yếu tố nào? Và để dự báo cho cảng hàng không được xây dựng mới thì cần đảm bảo các nguyên tắc, phương pháp thế nào? Anh Ban (Bến Tre) đặt câu hỏi.

Những quy định chung đối với quy hoạch cảng hàng không phải đáp ứng là gì?

Căn cứ theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12575:2019 về Cảng hàng không dân dụng - Yêu cầu quy hoạch về quy định chung đối với quy hoạch cảng hàng không như sau:

Quy định chung.
5.1 Nội dung Quy hoạch CHK
Bao gồm quy hoạch toàn bộ khu vực CHK - cả hai phần hàng không và phi hàng không gồm bốn phần chính là:
- Quá trình quy hoạch cảng hàng không;
- Quy hoạch khu bay;
- Quy hoạch khu phục vụ mặt đất;
- Quy hoạch các công trình phụ trợ CHK.
5.2 Quá trình quy hoạch CHK
5.2.1 Các điều kiện phục vụ quy hoạch CHK gồm:
- Tiêu chuẩn chuyên gia tư vấn;
- Quy trình phối hợp trong quá trình quy hoạch;
- Chức năng CHK;
- Mục đích và giai đoạn quy hoạch CHK.
- Đối tượng và mục đích sử dụng bản quy hoạch.
5.2.2 Các nội dung của quá trình quy hoạch CHK. Bao gồm:
a) Công tác chuẩn bị quy hoạch.
Trong giai đoạn này phải chuẩn bị các yếu tố phục vụ quy hoạch CHK khả thi và hiệu quả.
b) Công tác dự báo phục vụ quy hoạch.
Phải lập dự báo hàng không làm cơ sở xác định nhu cầu và công suất yêu cầu đối với CHK
c) Đánh giá và chọn lựa vị trí CHK.
Phải xác định diện tích mặt đất, đánh giá và chọn vị trí CHK bao gồm: đánh giá hình dạng và kích thước của khu vực giành cho CHK, vị trí công trình khu bay, khu phục vụ mặt đất, các công trình phụ trợ của CHK.
5.3 Quy hoạch khu bay
5.3.1 Trước khi quy hoạch phải lựa chọn các loại công trình thiết bị, xác lập các yêu cầu mà CHK phải đáp ứng, xem xét tổng hợp các mối liên hệ khai thác giữa các công trình thiết bị của CHK.
5.3.2 Dự thảo các hạng mục chính: Đầu tiên lựa chọn mặt bằng bố trí đường CHC, đường lăn theo các điều kiện tự nhiên như địa hình, đất đai, tĩnh không, gió v.v... Sau khi xác định kích thước, cường độ mặt đường, công suất và hình dạng của đường CHC và đường lăn, sẽ xem xét quy hoạch tiếp các thành phần khác của khu bay như sân đỗ tàu bay và các công trình phụ trợ dẫn đường và kiểm soát không lưu theo thứ tự:
Quy hoạch đường cất hạ cánh và đường lăn;
Quy hoạch sân đỗ tàu bay;
Quy hoạch trang thiết bị kiểm soát và dẫn đường trên mặt đất và trên không tại CHK.
5.4 Quy hoạch khu phục vụ mặt đất CHK
bao gồm:
Quy hoạch khu nhà ga hành khách;
Quy hoạch khu nhà ga hàng hóa;
Quy hoạch khu bảo dưỡng sửa chữa tàu bay;
Quy hoạch mạng giao thông mặt đất: đường giao thông nội bộ và sân đỗ xe.
5.5 Quy hoạch các công trình phụ trợ CHK
bao gồm:
Các công trình phụ trợ hàng không;
Các công trình phụ trợ phi hàng không.
Lập sơ đồ quy hoạch công trình phụ trợ CHK, bao gồm
- Khu vực công trình dự báo khí tượng, kiểm soát giao thông trên không, giao thông mặt đất, liên lạc, dịch vụ cấp cứu và chữa cháy, kho nhiên liệu và các thiết bị phục vụ quản lý và bảo dưỡng, công trình cho nhân viên, nhà khai thác tàu bay, các công trình phục vụ hàng không chung và cảnh sát, khách sạn v.v.
- Khu vực nhiên liệu tàu bay gồm: Diện tích, vị trí kho nhiên liệu, các hệ thống cấp nhiên liệu khác nhau cho tàu bay và các yêu cầu thiết kế liên quan đến hệ thống cấp nhiên liệu.
- Quy hoạch đảm bảo an ninh.

Theo đó, các quy định chung ở đây đối với việc quy hoạch cảng hàng không phải có là đó là nội dung quy hoạch, quá trình quy hoạch, quy hoạch khu bay, quy hoạch khu phục vụ mặt đất và quy hoạch các công trình phụ trợ cảng hàng không.

Những quy định chung đối với quy hoạch cảng hàng không hiện nay cần phải đảm bảo tuân thủ theo các yêu cầu gì?

Những quy định chung đối với quy hoạch cảng hàng không hiện nay cần phải đảm bảo tuân thủ theo các yêu cầu gì? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của dự báo trong quy hoạch cảng hàng không được xác định dựa trên các yếu tố nào?

Cụ thể tại Mục 7.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12575:2019 có quy định về các yêu cầu dự báo như sau:

Các yêu cầu dự báo
7.2.1 Mục đích dự báo là cung cấp thông tin để đánh giá những yếu tố ảnh hưởng trong tương lai đến dự báo sau đó mới đến tính toán số liệu dự báo. Nhiệm vụ của dự báo là xác định:
- Đối tượng dự báo;
- Số liệu và thời gian dự báo.
- Phương pháp chuyển các dự báo thành tiêu chí quy hoạch.
7.2.2 Các dự báo được thực hiện trong quá trình quy hoạch. Dự báo phải được thực hiện độc lập. Hình 1 cho thấy các hoạt động dự báo phải phù hợp với quá trình quy hoạch CHK. Sau khi xác định mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của CHK (xem 6.4), sẽ lập quy hoạch và đánh giá sơ bộ về các dự báo. Đối với các dự báo chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố cụ thể của quy hoạch sẽ được xác định thêm nhờ các yếu tố kinh tế xã hội nằm ngoài phạm vi quy hoạch.
7.2.3 Phải lập dự báo hàng năm cho giai đoạn giữa thời điểm quy hoạch và thời điểm đưa CHK vào hoạt động. Phải dự báo theo thời gian cao điểm: theo giờ và theo ngày. Các dự báo cơ sở phải được chuyển thành các dự báo theo thời gian cao điểm đối với hoạt động của tàu bay (xác định các yêu cầu về sân đỗ tàu bay, kiểm soát giao thông hàng không, đường CHC và đường lăn) và cả đối với hành khách, hàng hóa và bưu phẩm để xác định các yêu cầu về nhà ga, hệ thống đường ra vào.
7.2.4 Trong quá trình quy hoạch phải xem xét những thay đổi của các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến dự báo, đánh giá sai số dự báo và ảnh hưởng của chiến lược kinh tế xã hội đến độ chính xác của dự báo.

Như vậy, Nhiệm vụ của dự báo trong quy hoạch cảng hàng không là xác định:

- Đối tượng dự báo;

- Số liệu và thời gian dự báo.

- Phương pháp chuyển các dự báo thành tiêu chí quy hoạch.

Để dự báo cho cảng hàng không được xây dựng mới thì cần đảm bảo các nguyên tắc, phương pháp thế nào?

Về nguyên tắc dự báo, căn cứ tại Mục 7.6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12575:2019 có quy định như sau:

Nguyên tắc dự báo
7.6.1 Trong quá trình dự báo phải phối hợp các yếu tố đầu vào (bao gồm dữ liệu giao thông trong quá khứ, những yếu tố ảnh hưởng trong quá khứ và dự kiến) và phân tích tác động tương đối của chúng lên các tuyến giao thông hàng không trong tương lai. Trong dự báo phải xem xét toàn bộ những yếu tố lớn chứ không phải là sử dụng một vài yếu tố trong số đó.
7.6.2 Phương pháp dự báo phụ thuộc vào dữ liệu, vào thời gian và nguồn lực có sẵn để dự báo và vào mục đích dự báo (các vấn đề liên quan đến yêu cầu về độ chính xác trình bày ở trong 7.4 trên). Như vậy cần phải có chỉ dẫn tổng thể cho dự báo chứ không chỉ là nêu một phương pháp hay quy trình dự báo cụ thể nào đó.
7.6.3 Phải tận dụng toàn bộ các số liệu thống kê quan trọng và những thông tin cần thiết để tiếp cận với vấn đề từ nhiều mặt và kiểm tra kết quả từng bước thực hiện. Danh sách các nguồn dữ liệu đáng tin cậy được nêu tại 6.3.2. Nếu có các nguồn lực thì những nguồn này được bổ sung cho dự báo thông qua việc phân tích thị trường về các dữ liệu hiện có từ các hãng vận chuyển hàng không (ví dụ dữ liệu về lượng vé hành khách hoặc vận đơn hàng không) hoặc thông qua việc khảo sát thị trường.
7.6.4 Các phương pháp hiệu chỉnh dự báo nhằm hạn chế sai sót khó tránh. Các giai đoạn ngắn hạn và dài hạn sử dụng phương pháp dự báo khác nhau.
7.6.5 Có hai cách dự báo “từ trên xuống” và dự báo “từ dưới lên”. Phương án “từ trên xuống” dự báo một con số tổng hợp rồi sau đó sử dụng các hệ số cho từng phần và những cách tiếp cận khác để phân tích nó thành những dự báo ở cấp độ nhỏ hơn. Dự báo “từ dưới lên” bao gồm việc tổng hợp từ các dự báo thành phần theo phân loại. Thông thường áp dụng:
- Dự báo “từ dưới lên” cho giai đoạn ngắn hạn,
- Dự báo “từ trên xuống” cho giai đoạn dài hạn.
- Khi có điều kiện, cần phải sử dụng cả hai phương pháp này rồi phân tích so sánh lựa chọn kết quả.
Thực tế thì hai phương pháp này như một quy trình kiểm tra chéo và có tác dụng đánh giá những biến đổi có thể xảy ra do tính thiếu chính xác của phương pháp luận dự báo.
7.6.6 Phải phân biệt dự báo cho CHK hiện có và dự báo cho CHK được xây dựng mới hoàn toàn. Khi quy hoạch phát triển CHK đã đi vào hoạt động được một vài năm, khu vực mà nó phục vụ đang phát triển ổn định, mạng lưới của các nhà khai thác tàu bay kết nối CHK với những CHK khác được phát triển tốt thì việc dự báo dựa chủ yếu vào những dữ liệu thống kê quá khứ của CHK, hệ thống vận tải hàng không và vận tải khu vực. Có thể lập dự báo sơ bộ tương đối tin cậy bằng cách dựa vào số liệu khảo sát, xu hướng giao thông và số liệu quá khứ để phát triển những dự báo có độ chính xác hơn bằng cách phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển giao thông trong quá khứ.
7.6.7 Một vấn đề khó là dự báo cho CHK mới, đặc biệt là khi môi trường vận chuyển không ổn định và khu vực đang ở trong giai đoạn kinh tế phát triển nhanh. Trong những trường hợp đó các phương pháp và cách tiếp cận cũng phải hoàn toàn khác. Phải đánh giá các tuyến giao thông trọng tâm trong dự báo. Các cách tiếp cận dự báo cho CHK mới bao gồm các phương pháp xác định tỷ trọng giao thông đối với CHK cụ thể (khu vực hoặc quốc gia nói chung) và các phân tích theo mặt cắt ngang (phân tích và so sánh với những CHK và môi trường khác). Trong trường hợp CHK mới, dùng phương pháp phân tích thị trường và khảo sát thị trường là chủ yếu.
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,005 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào