Những người nào có thể trở thành thành viên đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá?
- Những người nào có thể trở thành thành viên đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá?
- Thành viên đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá có quyền bảo lưu ý kiến của mình trong Biên bản kiểm tra không?
- Đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá có quyền hạn và trách nhiệm như thế nào?
Những người nào có thể trở thành thành viên đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 28/2024/TT-BTC như sau:
Thành phần đoàn kiểm tra
1. Trưởng đoàn kiểm tra là:
a) Lãnh đạo cấp Cục, Vụ hoặc tương đương thuộc các Bộ, ngành; Lãnh đạo Sở, ngành thuộc địa phương;
b) Lãnh đạo cấp Phòng hoặc tương đương của cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ kiểm tra.
2. Thành viên đoàn kiểm tra: là công chức, viên chức, thanh tra viên; sĩ quan, hạ sĩ quan trong Công an nhân dân; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng trong quân đội nhân dân.
3. Thành viên đoàn kiểm tra (bao gồm trưởng đoàn kiểm tra) có trình độ đại học trở lên và có trình độ chuyên môn phù hợp do Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc giao cho cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc quyết định.
...
Như vậy, theo quy định trên thì những người có thể trở thành thành viên đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá bao gồm:
- Công chức, viên chức, thanh tra viên;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan trong Công an nhân dân;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng trong quân đội nhân dân.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 28/2024/TT-BTC thì người thuộc một trong các trường hợp sau không được tham gia đoàn kiểm tra:
- Người có vốn góp vào doanh nghiệp hoặc có cổ phần tại doanh nghiệp là đối tượng kiểm tra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Có vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng, con, anh, chị, em ruột, hoặc anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, người phụ trách công tác tổ chức nhân sự, kế toán, thủ quỹ, thủ kho của cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng kiểm tra;
- Người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Người bị xử lý kỷ luật hoặc bị xử lý hình sự mà chưa hết thời hạn thi hành kỷ luật, xóa án tích;
- Người không đủ các điều kiện khác để tham gia Đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật.
Những người nào có thể trở thành thành viên đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá? (Hình từ Internet)
Thành viên đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá có quyền bảo lưu ý kiến của mình trong Biên bản kiểm tra không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 28/2024/TT-BTC có quy định như sau:
Quyền hạn và trách nhiệm của Đoàn kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra
...
2. Trưởng đoàn kiểm tra có các quyền hạn, trách nhiệm như sau:
a) Tổ chức thực hiện quyết định kiểm tra theo quy định tại Thông tư này; chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền về hoạt động của Đoàn kiểm tra; chịu trách nhiệm về kết luận của Đoàn kiểm tra;
b) Công bố quyết định kiểm tra, thông báo các nội dung thay đổi liên quan đến Đoàn kiểm tra; đề xuất gia hạn thời hạn kiểm tra trong trường hợp cần thiết;
c) Yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra và bảo đảm thông tin không được tiết lộ cho các tổ chức, cá nhân không liên quan đến việc kiểm tra;
d) Tổ chức xây dựng Biên bản kiểm tra, Báo cáo kết quả kiểm tra; ký Biên bản kiểm tra, Báo cáo kết quả kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của biên bản, báo cáo đó;
đ) Lập Biên bản vi phạm hành chính khi phát hiện có hành vi vi phạm hành chính; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; trường hợp sai phạm không thuộc thẩm quyền của Đoàn kiểm tra thì kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật;
e) Trong quá trình xử lý kiến nghị của Đoàn kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra giải trình, bổ sung tài liệu, chứng cứ về những vấn đề dự kiến xử lý hoặc kiến nghị xử lý chưa rõ ràng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
g) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên đoàn kiểm tra.
3. Thành viên đoàn kiểm tra có quyền hạn, trách nhiệm như sau:
a) Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo sự phân công của Trưởng đoàn kiểm tra; báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công với Trưởng đoàn kiểm tra và chịu trách nhiệm về sự chính xác, trung thực của nội dung báo cáo hoặc đề xuất; đề xuất với Trưởng đoàn kiểm tra thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm hoạt động kiểm tra có hiệu quả, đúng pháp luật;
b) Xây dựng Biên bản kiểm tra, Báo cáo kết quả kiểm tra; lập biên bản vi phạm hành chính khi phát hiện có hành vi vi phạm hành chính;
c) Bảo lưu ý kiến trong Biên bản kiểm tra trong trường hợp có ý kiến khác với kết luận của Trưởng đoàn kiểm tra;
d) Chịu trách nhiệm tham gia Đoàn kiểm tra theo kế hoạch.
Như vậy, trường hợp có ý kiến khác với kết luận của Trưởng đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá thì thành viên đoàn kiểm tra có quyền bảo lưu ý kiến của mình trong Biên bản kiểm tra.
Đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá có quyền hạn và trách nhiệm như thế nào?
Quyền hạn và trách nhiệm Đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá được quy định khoản 1 Điều 6 Thông tư 28/2024/TT-BTC như sau:
- Yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, thông tin, bố trí thời gian và nhân sự phù hợp để làm việc với Đoàn kiểm tra;
- Thông báo cho đối tượng kiểm tra về việc tiến hành kiểm tra các nội dung cụ thể tại kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt;
- Đưa ra ý kiến kết luận về các nội dung kiểm tra trong Biên bản kiểm tra căn cứ vào tài liệu và kết quả kiểm tra;
- Lập, ký Biên bản kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.