Bán vàng nhưng không công khai giá có bị phạt không? Những hành vi nào bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngân hàng?
Hành vi nào bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngân hàng?
Hiện nay, đối với lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, pháp luật quy định một số vi phạm cụ thể tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 88/2019/NĐ-CP như sau:
- Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng giấy phép;
- Vi phạm quy định về tổ chức, quản trị, điều hành;
- Vi phạm quy định về cổ phần, cổ phiếu, phần vốn góp;
- Vi phạm quy định về huy động vốn và phí cung ứng dịch vụ;
- Vi phạm quy định về cấp tín dụng, nhận ủy thác, ủy thác và hoạt động liên ngân hàng;
- Vi phạm quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng;
- Vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng;
- Vi phạm quy định về thanh toán, quản lý tiền tệ và kho quỹ;
- Vi phạm quy định về mua, đầu tư vào tài sản cố định và kinh doanh bất động sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Vi phạm quy định về bảo hiểm tiền gửi;
- Vi phạm quy định về phòng, chống rửa tiền; phòng, chống tài trợ khủng bố; phòng, chống tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; (được sửa đổi bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP)
- Vi phạm quy định về chế độ thông tin, báo cáo;
- Vi phạm quy định về cản trở việc thanh tra, không thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền;
- Vi phạm quy định về mua, bán và xử lý nợ;
- Vi phạm quy định về an toàn công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng.
Bán vàng nhưng không công khai giá có bị phạt không?
Có những hình thức xử phạt vi phạm hành chính nào?
Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định một số hình thức xử phạt nói chung đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng như sau:
(1) Hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
(2) Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn đối với: giấy chứng nhận đăng ký đại lý đối ngoại tệ trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng; giấy phép thu, chi ngoại tệ và hoạt động ngoại hối khác đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thường dành cho người nước ngoài, hoạt động kinh doanh casino trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng; giấy phép thành lập bàn đổi ngoại tệ cá nhân trong thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng; giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng;
b) Đình chỉ có thời hạn đối với: hoạt động ngoại hối trong thời hạn 03 tháng đến 06 tháng, nghiệp vụ ủy thác trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng, hoạt động mua, bán nợ trong thời hạn 03 tháng đến 06 tháng, việc thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng, việc sử dụng dịch vụ công nghệ thông tin của bên thứ ba trong thời hạn 01 tháng đến 03 tháng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
(3) Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
c) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm của cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô bằng 10% mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này; mức phạt tiền đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, đơn vị phụ thuộc của các tổ chức này bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô;
d) Thẩm quyền phạt tiền của từng chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân.
(4) Biện pháp khắc phục hậu quả: (bổ sung bởi điểm c khoản 4 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP)
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây theo quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này:
a) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc hoàn trả các loại phí đã thu sai cho tổ chức, cá nhân nộp phí; buộc hoàn trả số tiền đã chiếm đoạt cho khách hàng; buộc thu hồi nợ; buộc thu hồi số vốn sử dụng không đúng quy định; buộc thu hồi phần số dư cấp tín dụng vượt mức hạn chế, giới hạn; buộc nộp lại giấy phép đã bị tẩy xóa, sửa chữa; (sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP)
b) Buộc thoái vốn tại công ty con, công ty liên kết; buộc bán số cổ phần vượt tỷ lệ theo quy định; buộc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp; buộc khôi phục lại số cổ phần đã chuyển nhượng;
c) Buộc trích lập các quỹ đúng quy định của pháp luật; buộc thực hiện đúng tỷ lệ bảo đảm an toàn trong thời hạn tối đa 06 tháng; buộc phân loại tài sản có, trích lập dự phòng rủi ro; buộc hoàn nhập số tiền dự phòng rủi ro đã sử dụng không đúng quy định, chuyển khoản nợ đã xử lý bằng dự phòng rủi ro hạch toán nội bảng theo quy định của pháp luật; buộc hủy bỏ ngay quy định nội bộ không đúng quy định của pháp luật; buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật về an toàn công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng; buộc duy trì đủ các điều kiện để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng;
d) Buộc hoàn trả/thu hồi tài sản ủy thác cho bên ủy thác; buộc hoàn trả ngay số phí bảo hiểm đã thu, thu hồi ngay số tiền bảo hiểm đã trả; buộc khôi phục nguyên trạng khoản nợ về trước thời điểm thực hiện hoạt động mua, bán nợ;
đ) Buộc thực hiện ngay việc đính chính thông tin sai lệch; buộc gửi lại báo cáo đầy đủ, chính xác; buộc nộp ngay số phí bảo hiểm bị thiếu;
e) Buộc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả;
g) Buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm;
h) Buộc duy trì tỷ lệ giá trị tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động so với vốn điều lệ, vốn được cấp và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, vốn được cấp theo đúng quy định;
i) Buộc niêm yết công khai ngay bản sao chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi; buộc thực hiện thủ tục chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài hoặc dừng hoạt động niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài đối với hành vi vi phạm;
k) Không cho mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động trong thời gian chưa khắc phục xong vi phạm;
l) Chưa cho chia cổ tức đối với hành vi vi phạm;
m) Không được ký hợp đồng thanh toán thẻ với các tổ chức thanh toán thẻ khác; không được ký hợp đồng đại lý thanh toán với các bên giao đại lý thanh toán khác; (được sửa đổi bởi điểm b khoản 4 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP)
n) Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp: thu hồi giấy phép; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đại lý đồi ngoại tệ; thu hồi giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài; thu hồi giấy phép thành lập bàn đổi ngoại tệ cá nhân; thu hồi giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng; thu hồi văn bản chấp thuận hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng; thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; đình chỉ hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm, yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; (được sửa đổi bởi điểm b khoản 4 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP)
o) Thay thế các đối tượng được bầu, bổ nhiệm hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định miễn nhiệm các đối tượng được bầu, bổ nhiệm vi phạm quy định.
p) Buộc chấm dứt hoạt động đại lý thanh toán; buộc tách biệt tài khoản thanh toán chỉ sử dụng cho hoạt động đại lý thanh toán;
q) Buộc thực hiện các quy định về nhận biết, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng; buộc ban hành quy định nội bộ đúng quy định pháp luật; buộc thực hiện đúng quy định pháp luật về quan hệ ngân hàng đại lý, các giao dịch liên quan tới công nghệ mới, giám sát đặc biệt một số giao dịch, đánh giá rủi ro.
Bán vàng nhưng không công khai giá có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Điểm a khoản 3 Điều 24 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với hành vi bán vàng nhưng không niêm yết công khai giá bán như sau:
"Điều 24. Vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh vàng
...
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không niêm yết công khai giá mua, giá bán vàng miếng tại địa điểm giao dịch theo quy định của pháp luật;"
Theo đó, trường hợp bạn cố tình không niêm yết công khai giá bán vàng theo quy định của pháp luật thì bạn có thể bị phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng.
Lưu ý: Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định này về các hình thức xử phạt nêu trên, trường hợp tổ chức vi phạm thì mức xử phạt sẽ có sự thay đổi như sau:
"b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;"
Trên đây là quy định của pháp luật hiện hành về những hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính và hình thức xử phạt đối với những vi phạm đó. Trường hợp bạn vi phạm quy định về niêm yết giá bán vàng công khai dưới tư cách cá nhân, bạn có thể bị xử phạt lên đến 50 triệu đồng. Còn đối với tổ chức, bạn có thể sẽ bị phạt lên đến 100 triệu đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.