Những dự án PPP nào thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án do Thủ tướng chính phủ giải quyết? Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP do Thủ tướng chính phủ giải quyết thực hiện như thế nào?

Tôi muốn biết theo quy định hiện nay thì những dự án PPP nào thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án do Thủ tướng chính phủ giải quyết? Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP do Thủ tướng chính phủ giải quyết thực hiện như thế nào? Hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP gồm những gì?

Những dự án PPP nào thì thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án do Thủ tướng chính phủ giải quyết?

Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP do Thủ tướng chính phủ giải quyết được quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư 2020, được sửa đổi bởi Điều 2 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022, cụ thể:

- Trừ dự án quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc một trong các tiêu chí sau đây:

+ Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;

+ Dự án có tổng mức đầu tư tương đương dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công sử dụng một hoặc một số nguồn vốn sau: vốn ngân sách trung ương do Bộ, cơ quan trung ương quản lý; vốn vay ODA; vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài;

+ Đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân bay; đường cất hạ cánh của cảng hàng không, sân bay; nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế; nhà ga hàng hóa của cảng hàng không, sân bay có công suất từ 01 triệu tấn/năm trở lên;

+ Đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển loại I có tổng mức đầu tư tương đương dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

Dự án PPP

Dự án PPP

Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP của Thủ tướng chính phủ được thực hiện như thế nào?

Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP của Thủ tướng chính phủ được thực hiện theo khoản 2 Điều 13 Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư 2020, như sau:

- Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ được quy định như sau:

+ Đơn vị chuẩn bị dự án PPP lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

+ Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành;

+ Hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;

+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với phần vốn ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật về đầu tư công trong trường hợp dự án PPP sử dụng vốn ngân sách trung ương, gửi Hội đồng thẩm định liên ngành;

+ Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tại địa phương chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với phần vốn ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật về đầu tư công trong trường hợp dự án PPP sử dụng vốn ngân sách địa phương, gửi Hội đồng thẩm định liên ngành;

+ Hội đồng thẩm định liên ngành hoàn thành và gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan có thẩm quyền;

+ Cơ quan có thẩm quyền hoàn chỉnh hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

+ Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án.

Hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP gồm những gì?

Hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP được quy định tại Điều 16 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác đầu tư công 2020, bao gồm:

“Điều 16. Hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP
1. Tờ trình đề nghị quyết định chủ trương đầu tư.
2. Dự thảo quyết định chủ trương đầu tư.
3. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
4. Báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; báo cáo thẩm tra đối với dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
5. Tài liệu pháp lý khác có liên quan của dự án.”

Theo đó, hồ sơ gồm:

- Tờ trình đề nghị quyết định chủ trương đầu tư.

- Dự thảo quyết định chủ trương đầu tư.

- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

- Báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; báo cáo thẩm tra đối với dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.

- Tài liệu pháp lý khác có liên quan của dự án.

Nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP được quy định như thế nào?

Nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP được quy định tại Điều 17 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác đầu tư công 2020, cụ thể:

- Quyết định chủ trương đầu tư bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Tên dự án;

+ Tên cơ quan có thẩm quyền;

+ Mục tiêu; dự kiến quy mô, địa điểm, thời gian thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên khác;

+ Dự kiến loại hợp đồng dự án PPP;

+ Sơ bộ tổng mức đầu tư; sơ bộ phương án tài chính: cơ cấu nguồn vốn trong dự án, dự kiến khung giá, phí sản phẩm, dịch vụ công đối với dự án áp dụng cơ chế thu phí trực tiếp từ người sử dụng;

+ Cơ chế bảo đảm đầu tư, cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu.

- Đối với dự án ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng công nghệ mới ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, nội dung quyết định chủ trương đầu tư còn bao gồm tên bên mời thầu, hình thức lựa chọn nhà đầu tư, thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,712 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào