Những đối tượng nào cần được vận động đi kiểm tra sức khoẻ trước khi có ý định sinh con? Kết quả khám sức khỏe tiền hôn nhân có được giữ bí mật hay không?
- Kết quả kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân có được giữ bí mật hay không?
- Những đối tượng nào cần được vận động đi kiểm tra sức khoẻ trước khi có ý định sinh con?
- Bộ Y tế có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe, kiểm tra sức khỏe theo quy định pháp luật
- Quy định pháp luật về tuyên truyền, hướng dẫn gia đình thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số
Kết quả kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân có được giữ bí mật hay không?
Theo Điều 25 Nghị định 104/2003/NĐ-CP quy định về kiểm tra sức khỏe trước đăng ký kết hôn như sau:
“Điều 25. Kiểm tra sức khoẻ trước khi đăng ký kết hôn
1. Khuyến khích nam, nữ kiểm tra sức khoẻ trước khi đăng ký kết hôn bao gồm những nội dung liên quan đến bệnh di truyền; bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV/AIDS.
2. Cơ sở thực hiện kiểm tra sức khoẻ thông báo kết quả kiểm tra và tư vấn về ảnh hưởng của bệnh đối với sức khoẻ cho cả hai bên nam, nữ; bảo đảm bí mật của kết quả kiểm tra sức khoẻ theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, kết quả khám sức khỏe tiền hôn nhân (Kiểm tra sức khỏe trước khi đăng ký kết hôn) sẽ được bảo đảm bí mật.
Kiểm tra sức khỏe (Khám sức khỏe)
Những đối tượng nào cần được vận động đi kiểm tra sức khoẻ trước khi có ý định sinh con?
Theo Điều 26 Nghị định 104/2003/NĐ-CP quy định về những đối tượng nào cần được vận động đi kiểm tra sức khỏe trước khi có ý định sinh con như sau:
“Điều 26. Kiểm tra sức khoẻ và bệnh di truyền
1. Những người có tiền sử gia đình có người mắc bệnh tâm thần, bệnh di truyền, người có nguy cơ bị khuyết tật về gen; người bị nhiễm chất độc hóa học; người thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại và các bệnh lây nhiễm cần được vận động đi kiểm tra sức khoẻ trước khi có ý định sinh con.
2. Cơ quan Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp xã, phường có trách nhiệm tuyên truyền, vận động và tạo điều kiện cho những người có nguy cơ cao về bệnh di truyền đi kiểm tra bệnh di truyền.
3. Cơ sở thực hiện kiểm tra sức khỏe và bệnh di truyền có trách nhiệm thông báo kết quả kiểm tra, tư vấn cho người được kiểm tra hoặc người trong gia đình của người được kiểm tra về ảnh hưởng của bệnh tật đối với việc sinh con, nuôi con và bảo đảm bí mật kết quả kiểm tra theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, những người có tiền sử gia đình có người mắc bệnh tâm thần, bênh di truyền, người có nguy cơ bị khuyết tật về gen; người bị nhiễm chất độc hóa học, người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại và các bệnh lây nhiễm sẽ được vận động đi kiểm tra sức khỏe trước khi có ý định sinh con.
Bộ Y tế có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe, kiểm tra sức khỏe theo quy định pháp luật
Căn cứ theo khoản 5 Điều 29 Nghị định 104/2003/NĐ-CP quy định:
"5. Bộ Y tế quy định các chuẩn mực về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình; hướng dẫn tiêu chuẩn trang thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết đối với các loại hình tổ chức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình; bảo đảm hệ thống cung cấp dịch vụ tránh thai lâm sàng, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kiểm tra sức khỏe trước khi đăng ký kết hôn và kiểm tra sức khoẻ và bệnh di truyền; chủ trì, phối hợp với ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em trong việc đào tạo cán bộ kỹ thuật, chuyên môn, đầu tư trang thiết bị và xây dựng cơ sở vật chất ở các tuyến dịch vụ, bảo đảm sự thuận tiện, an toàn, chất lượng dịch vụ và đến tận người dân."
Quy định pháp luật về tuyên truyền, hướng dẫn gia đình thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số
Tại Điều 27 Nghị định 104/2003/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 27. Tuyên truyền, hướng dẫn gia đình thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số
1. Tuyên truyền, hướng dẫn, vận động, giúp đỡ cá nhân, các thành viên gia đình về kiến thức, biện pháp và phương pháp nâng cao chất lượng dân số. Đối với những biện pháp mới, phải tuyên truyền, hỗ trợ vật chất, tinh thần, tổ chức thử nghiệm để cá nhân, các thành viên gia đình hưởng ứng và tham gia thực hiện.
2. Tăng cường trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong các hoạt động lồng ghép chương trình dân số, kế hoạch hoá gia đình với các chương trình nâng cao phúc lợi gia đình, hỗ trợ cá nhân, các thành viên gia đình tham gia dự án cải thiện đời sống và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Xây dựng và hoàn thiện mô hình lồng ghép hoạt động dân số với phát triển gia đình bền vững."
Bên cạnh đó Điều 28 Nghị định 104/2003/NĐ-CP quy định nâng cao chất lượng dân số của cộng đồng cụ thể:
Xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình, dự án về sức khoẻ, dinh dưỡng, nước sạch, vệ sinh môi trường, trật tự xã hội, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, tăng thu nhập và các vấn đề khác, góp phần nâng cao chất lượng dân số của cộng đồng, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.