Những đối tượng nào cần được tập huấn nghiệp vụ kiểm tra về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ?
Đối tượng nào cần được tập huấn nghiệp vụ kiểm tra về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ?
Đối tượng nào cần được tập huấn nghiệp vụ kiểm tra về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 141/2020/TT-BCA quy định như sau:
Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Đối tượng tập huấn:
a) Sĩ quan, hạ sĩ quan đang được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
b) Sĩ quan, hạ sĩ quan dự kiến phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
…
Theo đó, những đối tượng sau đây cần được tập huấn nghiệp vụ kiểm tra về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ:
– Sĩ quan, hạ sĩ quan đang được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
– Sĩ quan, hạ sĩ quan dự kiến phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ gồm nội dung gì?
Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 141/2020/TT-BCA quy định như sau:
Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
…
2. Nội dung tập huấn:
a) Công tác nghiệp vụ cơ bản và công tác hồ sơ, thống kê nghiệp vụ phục vụ quản lý về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
b) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
c) Quy trình thực hiện và nội dung: Kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ về phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động và phục hồi hoạt động; điều tra, giải quyết vụ cháy, nổ;
d) Kỹ năng sử dụng phương tiện, thiết bị phục vụ nhiệm vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
đ) Các nội dung khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
3. Công an cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn cho Công an cấp xã và các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Rà soát, lập danh sách đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13 đã được tập huấn và lập hồ sơ đề nghị Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ kiểm tra nghiệp vụ.
4. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tổ chức tập huấn, kiểm tra cho sĩ quan thuộc phạm vi quản lý được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Theo đó, tập huấn nghiệp vụ kiểm tra về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ bao gồm những nội dung sau:
– Công tác nghiệp vụ cơ bản và công tác hồ sơ, thống kê nghiệp vụ phục vụ quản lý về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ;
– Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ;
– Quy trình thực hiện và nội dung:
+ Kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
+ Kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ về phòng cháy và chữa cháy;
+ Kiểm tra về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ;
+ Cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
+ Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
+ Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động và phục hồi hoạt động;
+ Điều tra, giải quyết vụ cháy, nổ;
– Kỹ năng sử dụng phương tiện, thiết bị phục vụ nhiệm vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
– Các nội dung khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
Kết quả kiểm tra nghiệp vụ kiểm tra về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tối đa có giá trị trong bao lâu?
Theo khoản 4 Điều 13 Thông tư 141/2020/TT-BCA quy định như sau:
Kiểm tra nghiệp vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Kiểm tra lần đầu đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Thông tư này đã được tập huấn.
2. Kiểm tra định kỳ 03 năm một lần đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Thông tư này.
3. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm:
a) Thông báo về thời gian, địa điểm tổ chức, danh sách sĩ quan, hạ sĩ quan tham gia kiểm tra;
b) Thành lập Hội đồng kiểm tra nghiệp vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Chủ tịch Hội đồng là Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, thành viên là đại diện lãnh đạo đơn vị nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Hội đồng kiểm tra có trách nhiệm xây dựng quy chế, chuẩn bị đề kiểm tra phù hợp với nội dung chương trình tập huấn nghiệp vụ kiểm tra, tổ chức kiểm tra, chấm điểm bài kiểm tra;
c) Thông báo bằng văn bản kết quả kiểm tra trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra.
4. Kết quả kiểm tra là một trong các điều kiện để xem xét phân công hoặc tiếp tục phân công sĩ quan, hạ sĩ quan thực hiện nhiệm vụ kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và có giá trị 03 năm kể từ ngày thông báo kết quả kiểm tra. Trường hợp kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu phải bố trí công tác khác phù hợp.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì kết quả kiểm tra nghiệp vụ là một trong các điều kiện để xem xét phân công hoặc tiếp tục phân công sĩ quan, hạ sĩ quan thực hiện nhiệm vụ kiểm tra về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
Kết quả kiểm tra nghiệp vụ kiểm tra về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tối đa có giá trị 03 năm kể từ ngày thông báo kết quả kiểm tra. Trường hợp kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu phải bố trí công tác khác phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.