Những công việc nào mà Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi phải tổ chức thảo luận trong tập thể lãnh đạo Tổng cục trước khi quyết định?
- Những công việc nào mà Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi phải tổ chức thảo luận trong tập thể lãnh đạo Tổng cục trước khi quyết định?
- Những việc đã giao cho Phó Tổng cục trưởng thì có thuộc phạm vi giải quyết của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi hay không?
- Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi có được ủy quyền cho Phó Tổng cục trưởng giải quyết các công việc thuộc trách nhiệm của mình hay không?
Những công việc nào mà Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi phải tổ chức thảo luận trong tập thể lãnh đạo Tổng cục trước khi quyết định?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Quy chế làm việc của Tổng cục Thủy lợi ban hành kèm theo Quyết định 380/QĐ-TCTL năm 2013 quy định như sau:
Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Tổng cục trưởng
...
3. Những công việc Tổng cục trưởng tổ chức thảo luận trong tập thể lãnh đạo Tổng cục trước khi quyết định:
a) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển về thủy lợi.
b) Kế hoạch triển khai các nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng, Chính phủ và của Bộ.
c) Chương trình công tác, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) hàng năm và dài hạn.
d) Các chương trình, dự án trọng điểm thuộc lĩnh vực thủy lợi; dự thảo các văn bản QPPL do Tổng cục chủ trì soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng và cấp có thẩm quyền.
đ) Phân bổ, điều chỉnh ngân sách và các nguồn kinh phí được cấp hàng năm.
e) Công tác tổ chức bộ máy và nhân sự của Tổng cục theo quy định.
g) Báo cáo hàng năm về tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước và kiểm điểm sự chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Tổng cục.
h) Những vấn đề khác mà Tổng cục trưởng xét thấy cần thiết phải thảo luận.
Trường hợp đặc biệt, không có điều kiện tổ chức thảo luận tập thể, theo chỉ đạo của Tổng cục trưởng, Văn phòng Tổng cục lấy ý kiến các Phó Tổng cục trưởng (bằng văn bản), trình Tổng cục trưởng quyết định.
...
Như vậy, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi phải tổ chức thảo luận trong tập thể lãnh đạo Tổng cục trước khi quyết định những công việc sau:
(1) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển về thủy lợi.
(2) Kế hoạch triển khai các nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng, Chính phủ và của Bộ.
(3) Chương trình công tác, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm và dài hạn.
(4) Các chương trình, dự án trọng điểm thuộc lĩnh vực thủy lợi;
Dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật do Tổng cục chủ trì soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng và cấp có thẩm quyền.
(5) Phân bổ, điều chỉnh ngân sách và các nguồn kinh phí được cấp hàng năm.
(6) Công tác tổ chức bộ máy và nhân sự của Tổng cục theo quy định.
(7) Báo cáo hàng năm về tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước và kiểm điểm sự chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Tổng cục.
(8) Những vấn đề khác mà Tổng cục trưởng xét thấy cần thiết phải thảo luận.
Những công việc nào mà Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi phải tổ chức thảo luận trong tập thể lãnh đạo Tổng cục trước khi quyết định? (Hình từ Internet)
Những việc đã giao cho Phó Tổng cục trưởng thì có thuộc phạm vi giải quyết của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quy chế làm việc của Tổng cục Thủy lợi ban hành kèm theo Quyết định 380/QĐ-TCTL năm 2013 quy định như sau:
Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Tổng cục trưởng
...
2. Phạm vi giải quyết công việc của Tổng cục trưởng:
Tổng cục trưởng có thẩm quyền giải quyết toàn bộ các công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý của Tổng cục. Tổng cục trưởng phân công các Phó Tổng cục trưởng phụ trách các lĩnh vực công tác. Tổng cục trưởng tập trung giải quyết các công việc sau:
a) Những công việc được Bộ trưởng giao hoặc ủy quyền.
b) Công tác tổ chức và cán bộ; công tác quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển về thủy lợi; công tác khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế.
c) Những việc liên quan đến hai Phó Tổng cục trưởng trở lên nhưng các Phó Tổng cục trưởng có ý kiến khác nhau; trực tiếp giải quyết một số việc đã giao cho Phó Tổng cục trưởng, nhưng do thấy cần thiết vì tính chất quan trọng, cấp bách của công việc.
Văn phòng Tổng cục có trách nhiệm báo cáo Phó Tổng cục trưởng phụ trách về công việc Tổng cục trưởng đã giải quyết.
d) Giải quyết những công việc cần thiết khác.
...
Như vậy, đối với những việc đã giao cho Phó Tổng cục trưởng giải quyết, nhưng do Tổng cục trưởng nhận thấy cần thiết vì tính chất quan trọng, cấp bách của công việc thì vẫn thuộc thuộc phạm vi giải quyết của Tổng cục trưởng.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi có được ủy quyền cho Phó Tổng cục trưởng giải quyết các công việc thuộc trách nhiệm của mình hay không?
Căn cứ khoản 4 Điều 3 Quy chế làm việc của Tổng cục Thủy lợi ban hành kèm theo Quyết định 380/QĐ-TCTL năm 2013 quy định như sau:
Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Tổng cục trưởng
...
3. Những công việc Tổng cục trưởng tổ chức thảo luận trong tập thể lãnh đạo Tổng cục trước khi quyết định:
a) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển về thủy lợi.
b) Kế hoạch triển khai các nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng, Chính phủ và của Bộ.
c) Chương trình công tác, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) hàng năm và dài hạn.
d) Các chương trình, dự án trọng điểm thuộc lĩnh vực thủy lợi; dự thảo các văn bản QPPL do Tổng cục chủ trì soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng và cấp có thẩm quyền.
đ) Phân bổ, điều chỉnh ngân sách và các nguồn kinh phí được cấp hàng năm.
e) Công tác tổ chức bộ máy và nhân sự của Tổng cục theo quy định.
g) Báo cáo hàng năm về tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước và kiểm điểm sự chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Tổng cục.
h) Những vấn đề khác mà Tổng cục trưởng xét thấy cần thiết phải thảo luận.
Trường hợp đặc biệt, không có điều kiện tổ chức thảo luận tập thể, theo chỉ đạo của Tổng cục trưởng, Văn phòng Tổng cục lấy ý kiến các Phó Tổng cục trưởng (bằng văn bản), trình Tổng cục trưởng quyết định.
4. Khi đi công tác vắng, Tổng cục trưởng sẽ ủy quyền cho một Phó Tổng cục trưởng thay mặt giải quyết các công việc thuộc phạm vi, trách nhiệm của mình.
Như vậy, theo quy định thì khi đi công tác vắng, Tổng cục trưởng được ủy quyền cho một Phó Tổng cục trưởng thay mặt giải quyết các công việc thuộc phạm vi, trách nhiệm của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.