Những cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về Đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế?
Những cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về Đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế?
Theo Điều 19 Pháp lệnh Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002 quy định như sau:
Cơ quan quản lý nhà nước về Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia.
2. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thương mại thực hiện việc quản lý nhà nước về Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia trong lĩnh vực được phân công phụ trách.
Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc phối hợp với Bộ Thương mại thực hiện quản lý nhà nước về Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia.
Căn cứ trên quy định các cơ quan có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về Đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế gồm:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về Đối xử quốc gia.
- Bộ Thương mại (hiện nay gọi là Bộ Công Thương) chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về Đối xử quốc gia.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thương mại thực hiện việc quản lý nhà nước về Đối xử quốc gia trong lĩnh vực được phân công phụ trách.
Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc phối hợp với Bộ Thương mại thực hiện quản lý nhà nước về Đối xử quốc gia.
Nội dung quản lý nhà nước về Đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế bao gồm những gì?
Theo Điều 18 Pháp lệnh Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002 quy định như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia
Nội dung quản lý nhà nước về Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia bao gồm:
1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia;
2. Quyết định việc áp dụng hoặc không áp dụng Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia;
3. Ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia;
4. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách về Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia;
5. Tổ chức thu thập, xử lý, cung cấp thông tin liên quan đến Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia;
6. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và chính sách liên quan đến Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia;
7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia;
8. Giải quyết khiếu nại và xử lý các vi phạm pháp luật liên quan đến Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia.
Theo đó, công tác quản lý nhà nước về Đối xử tối huệ quốc trong thương mại quốc tế bao gồm những nội dung sau:
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về Đối xử quốc gia;
- Quyết định việc áp dụng hoặc không áp dụng Đối xử quốc gia;
- Ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến Đối xử quốc gia;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách về Đối xử quốc gia;
- Tổ chức thu thập, xử lý, cung cấp thông tin liên quan đến Đối xử quốc gia;
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và chính sách liên quan đến Đối xử quốc gia;
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về Đối xử quốc gia;
- Giải quyết khiếu nại và xử lý các vi phạm pháp luật liên quan đến Đối xử quốc gia.
Những cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về Đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế? (Hình từ Internet)
Việc áp dụng hoặc không áp dụng Đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế được quy định như thế nào?
Theo Điều 20 Pháp lệnh Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002 quy định việc áp dụng hoặc không áp dụng Đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế như sau:
Đề xuất và quyết định áp dụng hay không áp dụng Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia
1. Bộ Thương mại đề xuất và trình Chính phủ việc áp dụng hoặc không áp dụng Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình sau khi có ý kiến bằng văn bản của bộ, ngành có liên quan.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ đề xuất và trình Chính phủ việc áp dụng hoặc không áp dụng Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Thương mại.
3. Chính phủ quyết định hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc áp dụng hoặc không áp dụng Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.