Những cấp nào có thẩm quyền quyết định quy hoạch cán bộ đối với đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế? Thẩm quyền quy hoạch cán bộ được thể hiện thông qua các công việc cụ thể gì?

Những cấp nào có thẩm quyền quyết định quy hoạch cán bộ? Thẩm quyền quy hoạch cán bộ được thể hiện thông qua các công việc cụ thể gì? Các bước tiến hành quy hoạch cán bộ đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ thực hiện như thế nào? Anh Khang đến từ Bảo Lộc đặt câu hỏi.

Những cấp nào có thẩm quyền quyết định quy hoạch cán bộ đối với đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế?

Những cấp nào có thẩm quyền quyết định quy hoạch cán bộ đối với đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế?

Những cấp nào có thẩm quyền quyết định quy hoạch cán bộ đối với đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế? (Hình từ Internet)

Theo Điều 8 Hướng dẫn thực hiện công tác quy hoạch cán bộ đối với đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 1730/QĐ-BYT năm 2015 quy định:

Cấp có thẩm quyền quyết định quy hoạch cán bộ
1. Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế có thẩm quyền quyết định quy hoạch đối với cấp trưởng, cấp phó các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ.
2. Lãnh đạo cấp trưởng, cấp phó và cấp ủy Đảng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ có thẩm quyền quyết định quy hoạch đối với cấp trưởng, cấp phó các khoa, phòng, trung tâm và tổ chức tương đương trực thuộc đơn vị.
3. Lãnh đạo cấp trưởng, cấp phó và cấp ủy Đảng các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ có thẩm quyền quyết định quy hoạch đối với cấp trưởng, cấp phó các phòng, trung tâm và tổ chức tương đương trực thuộc đơn vị (cấp Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương; cấp trưởng, cấp phó các phòng và tổ chức tương đương đối với các đơn vị có phòng thuộc Tổng cục).
4. Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, các thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công đoàn có thẩm quyền quyết định quy hoạch đối với cấp trưởng, cấp phó các khoa, phòng, trung tâm và tổ chức tương đương trực thuộc đơn vị.
Cấp có thẩm quyền quyết định quy hoạch nêu trên gọi chung là tập thể lãnh đạo.

Như vậy, những cấp sau đây có thẩm quyền quyết định quy hoạch cán bộ bao gồm:

- Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế

- Lãnh đạo cấp trưởng, cấp phó và cấp ủy Đảng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ

- Lãnh đạo cấp trưởng, cấp phó và cấp ủy Đảng các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ

- Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, các thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công đoàn.

Thẩm quyền quy hoạch cán bộ được thể hiện thông qua các công việc cụ thể gì?

Tại Điều 9 Hướng dẫn thực hiện công tác quy hoạch cán bộ đối với đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 1730/QĐ-BYT năm 2015 có nêu:

Thẩm quyền quy hoạch cán bộ
Thẩm quyền quy hoạch cán bộ được thể hiện thông qua các công việc cụ thể sau:
1. Xây dựng để đề xuất, báo cáo Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế phê duyệt quy hoạch các chức danh cán bộ diện Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế quản lý gồm: cấp trưởng, cấp phó các đơn vị.
2. Xây dựng và quyết định quy hoạch các chức danh cán bộ đã phân cấp cho tập thể lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý như: cấp trưởng, cấp phó các khoa, phòng, trung tâm và tổ chức tương đương trực thuộc đơn vị (cấp Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương, cấp trưởng, cấp phó các phòng và tổ chức tương đương đối với các đơn vị có phòng thuộc Tổng cục).
3. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát cấp dưới xây dựng và thực hiện quy hoạch đối với các chức danh cán bộ đã phân cấp cho cấp dưới quản lý; phê duyệt và bổ sung quy hoạch cán bộ của cấp dưới trực tiếp.

Các bước tiến hành quy hoạch cán bộ đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ thực hiện như thế nào?

Về các bước tiến hành quy hoạch cán bộ đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, được thực hiện theo khoản 2 Điều 10 Hướng dẫn thực hiện công tác quy hoạch cán bộ đối với đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 1730/QĐ-BYT năm 2015:

Bước 1: Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để lấy phiếu giới thiệu nguồn quy hoạch

(1) Thành phần:

- Đối với việc lấy phiếu giới thiệu quy hoạch các chức danh tổng cục trưởng, phó tổng cục trưởng, thành phần gồm:

+ ban chấp hành đảng bộ tổng cục;

+ lãnh đạo tổng cục;

+ vụ trưởng, phó vụ trương và tương đương;

+ trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương thuộc tổng cục;

+ người đứng đầu, bí thư cấp ủy đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc tổng cục;

+ cấp ủy đảng, chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên tổng cục;

+ chuyên viên chính và tương đương trở lên ở cơ quan tổng cục.

- Đối với việc lấy phiếu giới thiệu quy hoạch các chức danh cục trưởng, phó cục trưởng, thành phần gồm: lãnh đạo cục; trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương; người đứng đầu, bí thư cấp ủy đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc; cấp ủy đảng, chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên; chuyên viên chính và tương đương trở lên.

- Đối với việc lấy phiếu giới thiệu quy hoạch các chức danh vụ trưởng, phó vụ trưởng và tương đương thuộc Bộ (gọi chung là lãnh đạo vụ), thành phần gồm:

+ lãnh đạo vụ;

+ trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương;

+ cấp ủy đảng, chủ tịch công đoàn;

+ chuyên viên chính và tương đương trở lên.

Trường hợp vụ không có tổ chức trực thuộc hoặc có tổ chức trực thuộc nhưng có dưới 50 công chức, viên chức thì thành phần gồm toàn thể công chức, viên chức của vụ hoặc tổ chức tương đương.

- Đối với việc lấy phiếu giới thiệu quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ, thành phần gồm: trưởng, phó đơn vị; trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương; cấp trưởng, cấp phó các tổ chức trực thuộc; cấp ủy đảng, chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên; viên chức giữ chức danh nghề nghiệp từ hạng I (hoặc ngạch cao cấp) trở lên.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập không có tổ chức trực thuộc, thành phần gồm toàn thể công chức, viên chức của đơn vị.

- Đối với việc lấy phiếu giới thiệu quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ, thành phần gồm:

+ hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty (đối với đơn vị không có hội đồng thành viên);

+ tổng giám đốc (giám đốc);

+ phó tổng giám đốc (phó giám đốc);

+ kế toán trưởng; kiểm soát viên;

+ cấp trưởng và phó phòng (ban) và tương đương;

+ trưởng các đơn vị thuộc tổng công ty;

+ cấp ủy đảng, chủ tịch công đoàn;

+ chủ tịch công ty, tổng giám đốc các doanh nghiệp thành viên 100% vốn nhà nước thuộc tổng công ty;

+ đại diện người đại diện phần vốn của tổng công ty tại các doanh nghiệp là công ty cổ phần do tổng công ty giữ quyền chi phối.

(2) Nội dung: Lấy phiếu giới thiệu cán bộ quy hoạch vào các chức danh cấp trưởng và các cấp phó của đơn vị.

(3) Trình tự:

- Lãnh đạo đơn vị chủ trì, quán triệt mục đích, yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu cán bộ đưa vào quy hoạch các chức danh.

- Vụ (hoặc phòng/bộ phận) tổ chức cán bộ phát danh sách kèm theo thông tin về nhân sự dự kiến đưa vào nguồn quy hoạch để cán bộ dự hội nghị nghiên cứu.

Các đại biểu dự hội nghị căn cứ vào tiêu chuẩn các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý có thể giới thiệu thêm nguồn quy hoạch ngoài danh sách đã được chuẩn bị nhưng phải có tóm tắt lý lịch, nhận xét đánh giá do người giới thiệu chuẩn bị.

- Các đại biểu dự hội nghị thảo luận; ghi phiếu giới thiệu và bỏ phiếu kín (theo biểu mẫu số 01), ban kiểm phiếu kiểm công bố tại hội nghị số lượng phiếu phát ra và phiếu thu về, tiến hành kiểm phiếu và lập biên bản kiểm phiếu.

- Đối với những đơn vị có nhiều tổ chức trực thuộc, có trụ sở phân tán ở xa thì có thể tham khảo ý kiến qua thư, nhưng phải đảm bảo khách quan, bí mật thông tin giới thiệu.

Thư được gửi trực tiếp tới người đứng đầu đơn vị. Người đứng đầu đơn vị có trách nhiệm chuyển các thư nhận được cho ban kiểm phiếu để tiến hành kiểm phiếu cùng lúc với so phiếu thu về tại hội nghị cán bộ chủ chốt.

(4) Tổng hợp kết quả:

Vụ (hoặc phòng/bộ phận) tổ chức cán bộ tổng hợp kết quả quy hoạch cán bộ (theo biểu mẫu số 04), báo cáo lãnh đạo đơn vị, thống nhất danh sách nhân sự đưa ra lấy ý kiến của ban chấp hành đảng bộ (hoặc cấp ủy) đơn vị.

Bước 2: Tổ chức lấy ý kiến ban chấp hành đảng bộ (hoặc cấp ủy) đơn vị

(1) Thành phần: Ban chấp hành đảng bộ (hoặc cấp ủy) đơn vị.

(2) Nội dung: Ghi phiếu giới thiệu cán bộ quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý đơn vị.

(3) Trình tự:

- Trên cơ sở kết quả lấy phiếu giới thiệu cán bộ quy hoạch ở bước 1, các đồng chí trong ban chấp hành đảng bộ (hoặc cấp ủy) đơn vị thảo luận về danh sách nhân sự được xin ý kiến, ghi phiếu và bỏ phiếu kín giới thiệu cán bộ quy hoạch (theo biểu mẫu số 02) và có ý kiến bằng văn bản gửi lãnh đạo đơn vị.

- Vụ (hoặc phòng/bộ phận) tổ chức cán bộ tổng hợp kết quả quy hoạch (theo biểu mẫu số 05).

Bước 3: Tập thể lãnh đạo đơn vị xem xét, quyết định danh sách quy hoạch cán bộ đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt

(1) Thành phần: Các đồng chí trong tập thể lãnh đạo đơn vị (theo quy định tại Điều 8: Cấp có thẩm quyền quyết định quy hoạch cán bộ).

(2) Nội dung: Xem xét, quyết định danh sách quy hoạch.

(3) Trình tự:

- Trên cơ sở tham khảo các thông tin từ kết quả 2 bước đã tiến hành, tập thể lãnh đạo đơn vị thảo luận và bỏ phiếu kín quyết định quy hoạch nguồn cán bộ cho các chức danh (theo biểu mẫu số 03).

- Nếu số lượng, cơ cấu dự kiến đưa vào quy hoạch các vị trí lãnh đạo, quản lý còn thiếu, tập thể lãnh đạo đơn vị lựa chọn; giới thiệu thêm các đồng chí có số phiếu giới thiệu của hội nghị cán bộ chủ chốt từ cao xuống thấp hoặc bổ sung nguồn để đạt hệ số tối thiểu theo quy định.

- Các đồng chí được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đơn vị bỏ phiếu tán thành thì đưa vào danh sách quy hoạch (theo biểu mẫu số 06) và gửi hồ sơ quy hoạch lên Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế.

(4) Hồ sơ quy hoạch gửi Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế bao gồm:

- Tờ trình của người đứng đầu đơn vị.

- Kế hoạch thực hiện công tác quy hoạch cán bộ của đơn vị.

- Danh sách trích ngang của công chức, viên chức được quy hoạch.

- Biên bản họp, biên bản kiểm phiếu, các biểu mẫu tổng hợp: số 04, 05, 06.

Bước 4: Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế phê duyệt

Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Y tế giúp Ban Cán sự Đảng tổng hợp Hồ sơ quy hoạch của các đơn vị. Những đơn vị thực hiện theo đúng yêu cầu, nội dung, quy trình của hướng dẫn này được gửi Ban Bảo vệ chính trị nội bộ thẩm định trước khi trình Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế phê duyệt.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,106 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào