Những ai không được làm hòa giải viên thương mại? Muốn trở thành hòa giải viên thương mại thì cần đáp ứng những điều kiện nào?

Cho mình hỏi điều kiện để trở thành hòa giải viên thương mại theo quy định hiện nay gồm những gì vậy ạ? Ai đáp ứng điều kiện đó đều có thể trở thành hòa giải viên thương mại đúng không? Hay có đối tượng nào bị hạn chế không được làm không? - Anh Bình đến từ An Giang.

Muốn trở thành hòa giải viên thương mại thì cần đáp ứng những điều kiện nào?

Căn cứ theo khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 7 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn của hòa giải viên thương mại như sau:

Tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại
1. Người có đủ tiêu chuẩn sau đây thi được làm hòa giải viên thương mại:
a) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự; có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, độc lập, vô tư, khách quan;
b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 02 năm trở lên;
c) Có kỹ năng hòa giải, hiểu biết pháp luật, tập quán kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực liên quan.
2. Hòa giải viên thương mại được thực hiện hòa giải thương mại với tư cách là hòa giải viên thương mại vụ việc hoặc hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại theo quy định tại Nghị định này.
3. Tổ chức hòa giải thương mại có thể quy định tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại của tổ chức mình cao hơn các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều này.

Như vậy, muốn trở thành hòa giải viên thương mại thì cần phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau đây:

- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự; có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, độc lập, vô tư, khách quan;

- Có trình độ đại học trở lên và đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 02 năm trở lên;

- Có kỹ năng hòa giải, hiểu biết pháp luật, tập quán kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực liên quan.

Ngoài ra, đối với tổ chức hòa giải thương mại thì họ còn có thể quy định tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại của tổ chức mình cao hơn các tiêu chuẩn nêu trên. Do đó, nếu hòa giải viên thương mại muốn tham gia vào tổ chức hòa giải thương mại thì cần phải đáp ứng thêm những tiêu chuẩn do tổ chức đó quy định.

Hòa giải viên

Những ai không được làm hòa giải viên thương mại? (Hình từ Internet)

Những ai không được làm hòa giải viên thương mại?

Theo khoản 4 Điều 7 Nghị định 22/2017/NĐ-CP thì những người sau đây sẽ không được làm hòa giải viên thương mại:

- Người đang là bị can, bị cáo;

- Người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích;

- Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Hòa giải viên thương mại sẽ do các bên lựa chọn hay được chỉ định để tham gia hòa giải?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP giải thích về hòa giải viên thương mại như sau:

Hòa giải viên thương mại bao gồm hòa giải viên thương mại vụ việc và hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại được các bên lựa chọn hoặc được tổ chức hòa giải thương mại chỉ định theo đề nghị của các bên để hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này.

Theo đó, hòa giải viên thương mại sẽ do các bên tự lựa chọn hoặc sẽ được tổ chức hòa giải thương mại chỉ định nhưng việc chỉ định cũng sẽ dựa theo đề nghị của các bên.

Trở thành hòa giải viên thương mại thì có được từ chối thực hiện hoạt động hòa giải thương mại khi được chỉ định hay không?

Tại Điều 9 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về quyền, nghĩa vụ của hòa giải viên thương mại cụ thể như sau:

Quyền, nghĩa vụ của hòa giải viên thương mại
1. Hòa giải viên thương mại có các quyền sau đây:
a) Chấp nhận hoặc từ chối thực hiện hoạt động hòa giải thương mại;
b) Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến vụ tranh chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật;
c) Được hưởng thù lao từ việc thực hiện hoạt động hòa giải thương mại theo thỏa thuận với các bên tranh chấp;
d) Các quyền khác theo quy định của Nghị định này và của pháp luật có liên quan.
2. Hòa giải viên thương mại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử của hòa giải viên thương mại; độc lập, vô tư, khách quan, trung thực;
b) Tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm pháp luật và không trái đạo đức xã hội;
c) Bảo vệ bí mật thông tin về vụ tranh chấp mà mình tham gia hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật;
d) Thông báo cho các bên về thẩm quyền, thù lao và chi phí trước khi tiến hành hòa giải;
đ) Không được đồng thời đảm nhiệm vai trò đại diện hay tư vấn cho một trong các bên, không được đồng thời là trọng tài viên đối với cùng vụ tranh chấp đang hoặc đã tiến hành hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và của pháp luật có liên quan.

Như vậy, theo quy định nêu trên có thể thấy rằng hòa giải viên thương mại có thể được lựa chọn chấp nhận hoặc từ chối tham gia thực hiện hoạt động hòa giải thương mại.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
1,579 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào