Những ai có thể thực hiện thử kính đo khúc xạ chủ quan? Các bước tiến hành thử kính cầu được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi, việc thử kính đo khúc xạ chủ quan được chỉ định và chống chỉ định trong những trường hợp nào? Những ai có thể thực hiện thử kính đo khúc xạ chủ quan? Các bước tiến hành thử kính cầu được quy định như thế nào? Câu hỏi của chị Quỳnh Anh tại Đồng Nai.

Việc thử kính đo khúc xạ chủ quan được chỉ định và chống chỉ định trong những trường hợp nào?

Căn cứ theo Mục II và Mục III Quy trình kỹ thuật Thử kính đo khúc xạ chủ quan Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:

THỬ KÍNH ĐO KHÚC XẠ CHỦ QUAN
I. ĐẠI CƯƠNG
Quy trình thử kính là một phương pháp đánh giá khúc xạ chủ quan.
II. CHỈ ĐỊNH
- Các trường hợp có tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị) cần thử kính để có thể cho kính điều chỉnh hoặc phẫu thuật.
- Các trường hợp lão thị.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Đang có bệnh viêm nhiễm cấp tính tại mắt.
- Người bệnh tuổi nhỏ quá, già quá, hoặc không phối hợp để thử kính chính xác.

Thử kính đo khúc xạ chủ quan là một trong 89 Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nhãn khoa Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012.

Quy trình thử kính là một phương pháp đánh giá khúc xạ chủ quan.

Theo đó, việc thử kính đo khúc xạ chủ quan được chỉ định trong những trường hợp sau:

- Các trường hợp có tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị) cần thử kính để có thể cho kính điều chỉnh hoặc phẫu thuật.

- Các trường hợp lão thị.

Tuy nhiên, chống chỉ định thử kính đo khúc xạ chủ quan khi đang có bệnh viêm nhiễm cấp tính tại mắt hoặc người bệnh tuổi nhỏ quá, già quá, hoặc không phối hợp để thử kính chính xác.

Thử kính

Thử kính đo khúc xạ chủ quan (Hình từ Internet)

Những ai có thể thực hiện thử kính đo khúc xạ chủ quan?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục IV Quy trình kỹ thuật Thử kính đo khúc xạ chủ quan Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:

THỬ KÍNH ĐO KHÚC XẠ CHỦ QUAN
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ, điều dưỡng, hoặc kỹ thuật viên.
2. Phương tiện
Hộp kính và gọng kính thử, bảng thị lực hoặc máy chiếu thị lực.
3. Người bệnh
Hướng dẫn người bệnh đầy đủ về phương pháp, bảng thị lực, và cách trả lời.
4. Hồ sơ bệnh án
Theo quy định chung của Bộ Y tế.

Theo đó, người thực hiện thử kính đo khúc xạ có thể là bác sĩ, điều dưỡng, hoặc kỹ thuật viên.

Các bước tiến hành thử kính cầu được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Thử kính đo khúc xạ chủ quan Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:

THỬ KÍNH ĐO KHÚC XẠ CHỦ QUAN
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Thử kính cầu
1. Lựa chọn bảng thị lực thích hợp: người lớn hoặc trẻ em đã đi học: dùng bảng chữ cái. Trẻ nhỏ hoặc người không biết chữ dùng bảng hình vẽ hoặc chữ E hoặc vòng hở (Landolt).
2. Đặt khoảng cách thử thích hợp tùy theo bảng thị lực.
3. Giải thích cho người bệnh trước khi đo (về bảng thị lực và cách trả lời).
4. Đo thị lực nhìn xa không kính của từng mức trong khi mắt kia được che kín. Nguyên tắc: thử mắt phải trước, mắt trái sau.
5. Đo khoảng cách đồng tử và đặt gọng kính thử theo khoảng cách đồng tử đó.
6. Lựa chọn số kính khởi đầu tùy theo thị lực không kính. Bao giờ cũng dùng kính cộng trước, nếu người bệnh thấy mờ hơn thì thay bằng kính trừ cùng số đó.
7. Tăng dần số kính đến khi người bệnh đạt thị lực tối đa.
8. Nếu có từ 2 mắt kính khác nhau trở lên cùng cho thị lực tối đa thì chọn số kính thấp nhất nếu là kính trừ, chọn số cao nhất nếu là kính cộng.
....

Các bước tiến hành thử kính cầu như sau:

- Lựa chọn bảng thị lực thích hợp: người lớn hoặc trẻ em đã đi học: dùng bảng chữ cái. Trẻ nhỏ hoặc người không biết chữ dùng bảng hình vẽ hoặc chữ E hoặc vòng hở (Landolt).

- Đặt khoảng cách thử thích hợp tùy theo bảng thị lực.

- Giải thích cho người bệnh trước khi đo (về bảng thị lực và cách trả lời).

- Đo thị lực nhìn xa không kính của từng mức trong khi mắt kia được che kín. Nguyên tắc: thử mắt phải trước, mắt trái sau.

- Đo khoảng cách đồng tử và đặt gọng kính thử theo khoảng cách đồng tử đó.

- Lựa chọn số kính khởi đầu tùy theo thị lực không kính. Bao giờ cũng dùng kính cộng trước, nếu người bệnh thấy mờ hơn thì thay bằng kính trừ cùng số đó.

- Tăng dần số kính đến khi người bệnh đạt thị lực tối đa.

- Nếu có từ 2 mắt kính khác nhau trở lên cùng cho thị lực tối đa thì chọn số kính thấp nhất nếu là kính trừ, chọn số cao nhất nếu là kính cộng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,841 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào