Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục là gì? Các loại nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục là gì?

Nhiễm trùng đường sinh sản là gì? Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục là gì? Các loại nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục là gì? Có mấy nguyên nhân gây nhiễm trùng lây qua đường tình dục?

Nhiễm trùng đường sinh sản là gì? Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục là gì?

Căn cứ tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ban hành kèm theo Mục 1 Quyết định 4568/QĐ-BYT 2013 quy định:

Nhiễm trùng đường sinh sản (NTĐSS) là một thuật ngữ rộng bao gồm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (NTLTQĐTD) và các nhiễm trùng đường sinh sản khác không lây truyền qua đường tình dục. Đa số các trường hợp NTLTQĐTD đều để lại hậu quả về mặt sức khỏe nặng nề hơn so với NTĐSS.

Các NTĐSS gây ra bởi các vi sinh vật thường có mặt tại đường sinh sản hoặc do các vi sinh vật từ bên ngoài vào thông qua hoạt động tình dục hoặc qua các thủ thuật y tế. Không phải tất cả các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục đều là các nhiễm trùng đường sinh sản và cũng không phải tất cả các nhiễm trùng đường sinh sản đều có thể lây truyền qua đường tình dục. NTLTQĐTD nói đến cách thức lây truyền trong khi đó NTĐSS lại đề cập đến vị trí nơi các nhiễm khuẩn tiến triển.

Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục là gì? Các loại nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục là gì?

Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục là gì? Các loại nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục là gì? (Hình từ Internet)

Các loại nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục là gì?

Căn cứ tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ban hành kèm theo tiểu mục 1.1 Mục 1 Quyết định 4568/QĐ-BYT 2013 quy định các loại nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục/ Nhiễm trùng đường sinh sản:

Loại

Nguồn gốc

Cách lây truyền

Ví dụ hay gặp

Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục

Các bạn tình bị NTLTQĐTD

Quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh

Lậu, Chlamydia, giang mai, hạ cam, trùng roi, herpes sinh dục, sùi mào gà sinh dục, HIV...

Nhiễm trùng nội sinh

Vi sinh vật thường có ở âm đạo

Thường không lây từ người này sang người khác, nhưng sự phát triển quá mức có thể gây nên triệu chứng bệnh

Nhiễm nấm men, viêm âm đạo do vi khuẩn

Nhiễm trùng y sinh

Từ bên trong hay bên ngoài cơ thể:

- Nội sinh (vi sinh vật có trong âm đạo)

- NTLTQĐTD (cổ tử cung hay âm đạo)

- Nhiễm từ bên ngoài. (Lây truyền do thủ thuật y tế không vô khuẩn)

Các thủ thuật y tế, sau khi khám bệnh, các can thiệp trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ, thời kỳ hậu sản, KHHGĐ và khám phụ khoa... Nhiễm trùng có thể được đẩy qua cổ tử cung lên đường sinh dục trên và gây nên các nhiễm trùng nghiêm trọng ở tử cung, vòi tử cung và các cơ quan khác trong tiểu khung.

Đặt DCTC, kim tiêm hoặc dụng cụ khi thăm khám âm hộ, âm đạo, thăm dò tử cung có thể gây nhiễm trùng nếu việc kiểm soát nhiễm trùng kém

Bệnh viêm tiểu khung sau hút thai hoặc sau các thủ thuật đi qua cổ tử cung. Các biến chứng nhiễm trùng sau thai kỳ và giai đoạn hậu sản

Các NTLTQĐTD có cả ở nam và nữ. Khi người bệnh mắc NTLTQĐTD cần phải điều trị cho cả bạn tình của họ để đề phòng tái nhiễm cho người bệnh, đề phòng lây nhiễm cho bạn tình của bạn tình của họ (một người có thể có nhiều bạn tình). Các nhiễm trùng nội sinh như viêm âm đạo do vi khuẩn và viêm âm hộ - âm đạo do nấm ở phụ nữ không lây truyền qua đường tình dục cho nên không cần thiết điều trị cho bạn tình của họ.

Có mấy nguyên nhân gây nhiễm trùng lây qua đường tình dục?

Căn cứ tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ban hành kèm theo tiểu mục 1.1 Mục 1 Quyết định 4568/QĐ-BYT 2013 nêu rõ các nguyên nhân của nhiễm trùng lây qua đường tình dục hay nhiễm trùng đường sinh sản:

Có 3 nguyên nhân gây nhiễm trùng lây qua đường tình dục như sau:

- Các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như nhiễm Chlamydia, bệnh lậu, trùng roi sinh dục, bệnh giang mai, bệnh hạ cam, herpes sinh dục, sùi mào gà sinh dục và nhiễm HIV...

- Nhiễm trùng nội sinh do tăng sinh quá mức các vi sinh vật có trong âm đạo của phụ nữ như viêm âm đạo do vi khuẩn và viêm âm hộ - âm đạo do nấm men.

- Nhiễm trùng y sinh là các nhiễm trùng do thủ thuật y tế không vô trùng. Các nhiễm trùng trên có thể dự phòng hoặc có thể chữa khỏi được.

NTĐSS là một trong các căn nguyên quan trọng nhất gây bệnh tật và tử vong cho bà mẹ và trẻ em trong thời kỳ chu sinh. Các nhiễm trùng này có thể đưa đến viêm tiểu khung, vô sinh, chửa ngoài tử cung, ung thư cổ tử cung, sẩy thai, trẻ đẻ thiếu cân, mù lòa, nhiễm trùng trẻ sơ sinh, viêm phổi và trì độn ở trẻ em... Ngoài ra, một số NTĐSS còn làm tăng nguy cơ nhiễm HIV.

Ngoài ra, các thông tin cần được khai thác khi quản lý các NTĐSS gồm:

- Triệu chứng hiện tại.

- Thời gian xuất hiện triệu chứng bệnh và thời gian bệnh tồn tại.

- Tiền sử kinh nguyệt và thai nghén.

- Đã có lần nào ra khí hư hoặc bị bệnh tương tự, bệnh NTLTQĐTD chưa? Nếu có là mấy lần?

- Lần giao hợp cuối cùng.

- Liên quan giữa triệu chứng và giao hợp: gây đau hoặc làm triệu chứng nặng lên.

- Đã có vợ, chồng hay bạn tình thường xuyên chưa? Số bạn tình và các loại bạn tình (về giới, nghề nghiệp...).

- Vợ, chồng hoặc bạn tình có triệu chứng, được chẩn đoán hoặc có nguy cơ viêm nhiễm đường sinh dục không?

- Thuốc, các biện pháp điều trị đã và đang sử dụng.

- Tiền sử dị ứng thuốc.

- Tiền sử hoặc hiện đang nghiện, chích ma túy, xăm trổ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

41 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào