Nhiệm kỳ Quốc hội có thể kéo dài hơn 06 năm trong trường hợp nào? Quốc hội quyết định sửa đổi Hiến pháp khi nào?
Nhiệm kỳ Quốc hội có thể kéo dài hơn 06 năm trong trường hợp nào?
Căn cứ vào Điều 2 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về nhiệm kỳ của Quốc hội như sau:
Nhiệm kỳ Quốc hội
1. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 05 năm, kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá sau.
2. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khoá mới phải được bầu xong.
3. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá 12 tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.
Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 05 năm, kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá sau.
Khi được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội có thể quyết định kéo dài nhiệm kỳ của mình không quá 12 tháng theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Nhưng nếu trong trường hợp có chiến tranh thì thời gian kéo dài nhiệm kỳ Quốc hội có thể lâu hơn.
Nhiệm kỳ Quốc hội có thể kéo dài hơn 06 năm trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Quốc hội quyết định sửa đổi Hiến pháp khi nào?
Căn cứ vào Điều 4 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định như sau:
Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp
1. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc làm Hiến pháp hoặc sửa đổi Hiến pháp.
Quốc hội quyết định làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
2. Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.
4. Hiến pháp được Quốc hội thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân về Hiến pháp trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.
Như vậy, Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc làm Hiến pháp hoặc sửa đổi Hiến pháp.
Quốc hội quyết định làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Quốc hội làm luật và sửa đổi luật như thế nào?
Căn cứ vào Điều 5 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về việc làm luật và sửa đổi luật của Quốc hội như sau:
Làm luật và sửa đổi luật
1. Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Các dự án luật trước khi trình Quốc hội phải được Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội thẩm tra, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến.
3. Quốc hội thảo luận, xem xét, thông qua dự án luật tại một hoặc nhiều kỳ họp Quốc hội căn cứ vào nội dung của dự án luật.
Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Các dự án luật trước khi trình Quốc hội phải được Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội thẩm tra, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến.
Quốc hội thảo luận, xem xét, thông qua dự án luật tại một hoặc nhiều kỳ họp Quốc hội căn cứ vào nội dung của dự án luật.
Quốc hội giám sát tối cao các hoạt động của cá nhân, cơ quan, tổ chức nào?
Căn cứ vào Điều 6 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về giám sát tối cao của Quốc hội như sau:
Giám sát tối cao của Quốc hội
1. Quốc hội giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.
2. Quốc hội giám sát tối cao hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.
Như vậy, Quốc hội giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.
Bên cạnh đó, Quốc hội giám sát tối cao hoạt động của:
+ Chủ tịch nước
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội
+ Chính phủ
+ Tòa án nhân dân tối cao
+ Viện kiểm sát nhân dân tối cao
+ Hội đồng bầu cử quốc gia
+ Kiểm toán nhà nước
+ Cơ quan khác do Quốc hội thành lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.